Những khám phá từng giành giải Nobel vĩ đại nhất trong lịch sử

Hà Linh (Tổng hợp)-Thứ tư, ngày 03/10/2018 15:47 GMT+7

(Ảnh: ABC)

VTV.vn - Nobel là giải thưởng danh giá nhằm tôn vinh các nghiên cứu khoa học nổi bật. Dưới đây là những khám phá quan trọng nhất từng nhận giải thưởng này.

Kể từ lần đầu tiên lễ trao giải Nobel được tổ chức vào năm 1901 đến nay, đã có gần 900 cá nhân từng được sở hữu giải thưởng danh giá này. Cùng điểm lại những khám phá khoa học vĩ đại đã làm thay đổi cuộc sống của con người.

Tia X

Những khám phá từng giành giải Nobel vĩ đại nhất trong lịch sử - Ảnh 1.

Tia X được dùng phổ biến trong y học. (ẢNh: Wiki)

Trước đây, tia X chỉ được sử dụng rộng rãi nhất trong lĩnh vực y tế nhằm xác định các vấn đề liên quan đến cấu trúc xương. Ngày nay, tia X còn là công cụ chính trong lĩnh vực y tế chuyên biệt (được biết với tên gọi Khoa chuẩn đoán hình ảnh) giúp chuẩn đoán bệnh bằng việc sử dụng hình ảnh được chụp bằng tia X. Không chỉ xác định được bệnh lý liên quan đến cấu trúc xương, tia X còn có thể phát hiện các vấn đề về nội tạng trong cơ thể con người.

Ngoài mục đích sử dụng trong y học, tia X còn được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp và các vấn đề liên quan đến kĩ thuật như kiểm tra hành lý ở sân bay.

Năm 1901, nhà vật lý Wilhelm Röntgen đã trở thành người đầu tiên được vinh danh ở giải Nobel Vật lý nhờ việc khám phá ra tia X (bức xạ điện tử). Tuy nhiên, hiếm ai biết rằng, khám phá vĩ đại nhất trong lịch sử lại chỉ là một phát hiện tình cờ của nhà vật lý nổi tiếng trong quá trình làm thí nghiệm liên quan đến dòng điện.

Hoóc môn insulin

Những khám phá từng giành giải Nobel vĩ đại nhất trong lịch sử - Ảnh 2.

Nhà khoa học Frederick Grant Banting. (Ảnh: Academic Service)

Năm 1923, hai nhà khoa học Frederick Grant Banting và John James Rickard Macleod đã vinh dự nhận giải thưởng Nobel Y học nhờ khám phá ra loại hoóc môn insulin trong cơ thể người. Có thể nói, đây chính là khám phá lịch sử đã mở đường cho việc mang lại sự sống cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Ngày nay, khi căn bệnh tiểu đường với nhiều biến chứng nguy hiểm đang ngày càng phổ biến trên thế giới, các loại thuốc nhằm bổ sung insulin vào cơ thể cũng được sản xuất nhiều hơn. Việc tiêm insulin cũng trở thành một phương pháp điều trị bắt buộc đối với các bệnh nhân mắc căn bệnh này, đặc biệt là những bệnh nhân bị tiểu đường loại 1.

Nhóm máu trong cơ thể người

Những khám phá từng giành giải Nobel vĩ đại nhất trong lịch sử - Ảnh 3.

Nhà khoa học Karl Landsteiner là người tìm ra các nhóm chính trong cơ thể con người. (Ảnh: Pinterest)

Nhà khoa học người Áo Karl Landsteiner là người đầu tiên phát hiện ra các nhóm máu chính trong cơ thể con người, ông còn được biêt đến với tên gọi "cha đẻ của ngành miễn dịch học".

Ông bắt đầu để ý và nghiên cứu về nhóm máu trong cơ thể từ năm 1900 và phát hiện có thể truyền máu giữa những người có cùng nhóm máu. 7 năm sau, ca truyền máu đầu tiên trên thế giới đã được thực hiện thành công tại New York (Mỹ) nhờ phát hiện thiên tài của nhà miễn dịch học Landsteiner. Đây được coi là một phát hiện vĩ đại trong lịch sử y học thế giới khi đã giúp cứu sống hàng nghìn người bằng phương pháp truyền máu.

Với sự cống hiến hết mình cho khoa học, Karl Landsteiner đã được vinh danh tại giải Nobel Y học năm 1930 nhờ việc khám phá ra các nhóm máu trong cơ thể người.

Tính phóng xạ

Những khám phá từng giành giải Nobel vĩ đại nhất trong lịch sử - Ảnh 4.

Nhà vật lý và hóa học Marie Curie

Năm 1903, nhà khoa học Marie Curie cùng chồng Pierre Curie đã cùng nhận giải thưởng Nobel Vật lý nhờ công trình nghiên cứu về hiện tượng bức xạ. Đây là một đóng góp to lớn và là bước tiến vượt bậc của nhân loại nhằm giúp các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu về sự phóng xạ và các nguyên tử.

Tuy nhiên, việc phát hiện ra phóng xạ không chỉ mang lại cho bà giải thưởng Nobel danh giá nhất mà còn là nguyên nhân gây ra cái chết của nhà khoa học hàng đầu thế giới này. Với những năm tháng miệt mài nghiên cứu và làm việc với các chất phóng xạ, sức khỏe của bà đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Năm 1934, bà đến trung tâm điều dưỡng Sancellemoz (Pháp) để phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, ngày 4/7/1934, Marie Curie đã qua đời.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước