Những bất ngờ khuấy đảo cuộc đua vào Nhà Trắng

Tuấn Anh (Theo Reuters)-Chủ nhật, ngày 06/10/2024 06:14 GMT+7

Phó Tổng thống Kamala Harris (bên phải) và cựu Tổng thống Donald Trump (Ảnh: AFP)

VTV.vn - Liệu các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở trong và ngoài nước Mỹ có thể phá vỡ thế bế tắc của ông Donald Trump và bà Kamala Harris hay không?

Nhà Trắng đang phải đối mặt với 3 thách thức có thể đe dọa đến hy vọng của Phó Tổng thống Harris và mở ra những cơ hội cho cựu Tổng thống Trump.

Một tháng trước ngày bầu cử, Mỹ đang đứng trước khả năng bị lôi kéo vào một cuộc xung đột lớn ở Trung Đông, cuộc đình công của công nhân tại các cảng biển có thể ảnh hưởng đến người tiêu dùng vốn đang kiệt quệ vì lạm phát, và sức ép chính trị đang gia tăng sau hậu quả của cơn bão Helene thế kỷ.

Hôm 2/10, ông Trump bất ngờ gặp trở ngại khi một bản tài liệu dài 165 trang được công bố, trong đó công tố viên đặc biệt Jack Smith đưa ra bức tranh đầy đủ nhất về vụ can thiệp bầu cử liên bang năm 2020. Vào tháng trước, ông Trump tuyên bố không nhận tội sau khi phía công tố viên điều chỉnh lại cáo trạng, nhưng bản hồ sơ mới công bố, một lần nữa khiến ông rơi vào thế bất lợi trong bối cảnh chiến dịch tranh cử đang ở giai đoạn nước rút, nhất là sau khi các thành viên của đảng Dân chủ tuyên bố ông Trump gây ra mối đe dọa hiện hữu với nền dân chủ Mỹ.

Những bất ngờ khuấy đảo cuộc đua vào Nhà Trắng - Ảnh 1.

(Ảnh AFP)

Các yếu tố gây bất lợi cho bà Harris

Điểm yếu lớn nhất của bà Kamala Harris có thể nằm ở trạng thái bình thường mới sau đại dịch COVID-19 mà Tổng thống Joe Biden từng cam kết khôi phục vào năm 2020 - vẫn chưa thành hiện thực, trong khi đảng Cộng hòa lập luận rằng sự lãnh đạo của đảng Dân chủ đang bị thất bại bởi những sự kiện liên tiếp trong và ngoài nước.

Một cuộc chiến âm ỉ giữa Iran và Israel có thể buộc Mỹ phải trừng phạt Tehran sau hơn bốn thập kỷ đối đầu thông qua các cuộc chiến ủy nhiệm. Bất kỳ cuộc khủng hoảng năng lượng nào xảy ra cũng có thể khiến giá xăng dầu tăng vọt và làm sụp đổ uy tín của bà Harris đối với lĩnh vực kinh tế. 

Bên cạnh đó, cuộc đình công tại các cảng biển Mỹ đang đặt chính quyền Tổng thống Biden vào thế khó, buộc phải cân nhắc giữa việc ủng hộ lao động công đoàn và ngăn chặn tình trạng thiếu hụt hàng hóa tại siêu thị cũng như giá cả tăng cao. Trong khi đó, bão Helene - cơn bão nguy hiểm thứ hai tấn công vào đất liền Mỹ trong 50 năm qua, đang gây ra những thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế, sau Katrina (2005) - cơn bão từng trở thành biểu tượng của sự quản lý yếu kém trong thảm họa tự nhiên.

"Hãy nhìn vào thế giới ngày nay. Hãy nhìn vào những quả tên lửa đang bay khắp Trung Đông. Hãy nhìn vào những gì đang xảy ra với Nga và Ukraine. Hãy nhìn vào lạm phát đang tàn phá thế giới. Không có những điều này xảy ra khi tôi làm Tổng thống", ông Trump viết trên Truth Social ngày 1/10. Những cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng cũng cho phép ông Trump khơi dậy lại một trong những chủ đề chính của chiến dịch tranh cử, rằng ông là "đại diện cho sức mạnh", trong khi bà Harris và ông Biden bị coi là yếu đuối.

Mỗi vấn đề đang nổi lên trong cuộc đua vào Nhà Trắng đều có thể trở thành yếu tố "bất ngờ tháng 10". Tuy nhiên, tác động của các vấn đề này rất khó đánh giá vì có thể xuất hiện những biến số khó lường, chẳng hạn như việc ông Trump bị kết tội và thoát khỏi hai vụ ám sát, hay việc một Tổng thống đương nhiệm đang tái tranh cử lại từ bỏ chiến dịch của mình chỉ vài tháng trước Ngày bầu cử....

Cuộc khủng hoảng nguy hiểm ở Trung Đông

Một cuộc khủng hoảng an ninh ở Trung Đông xảy ra chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử. Đây là khu vực từng gây nhiều nhiều thách thức cho các Tổng thống Mỹ trong nhiều thập kỷ.

Sau cuộc tấn công trên bộ của Israel vào Lebanon và vụ ám sát thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, khu vực này đã trở nên căng thẳng hơn sau nhiều tháng Israel xung đột với Hamas ở Gaza. Mỹ và các đồng minh đã giúp đẩy lùi cuộc tấn công tên lửa đạn đạo của Iran vào Israel trong tuần vừa qua, nhưng sự chú ý giờ đây đã chuyển sang phản ứng của Iran sau lời cảnh báo của Thủ tướng Benjamin Netanyahu với Tehran rằng "không nơi nào là ngoài tầm hoạt động của các lực lượng Israel".

Ông Netanyahu đã làm dấy lên lo ngại nguy cơ về một cuộc leo thang mới khi cảnh báo rằng Iran đã phạm sai lầm lớn với các cuộc tấn công trả đũa và "sẽ phải trả giá cho điều đó".

Tuy nhiên, ngày 2/10, Tổng thống Biden đã có một bước đi rất bất thường khi công khai cảnh báo Israel về bất kỳ nỗ lực nào nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Tình hình trên thực địa cho thấy ông Netanyahu đã quen với việc phớt lờ lo ngại của Mỹ về các hành động quân sự của Israel ở Gaza và Lebanon, khi tự tin rằng Washington sẽ phải bảo vệ Tel Aviv trong mọi trường hợp.

Cuộc đình công cảng biển gây hỗn loạn về kinh tế

Cuộc bãi công của gần 50.000 thành viên Hiệp hội công nhân bốc xếp quốc tế (ILA) tại các cảng ở Bờ Đông và Bờ Vịnh (Gulf Coast) đang cản trở dòng chảy hàng nhập khẩu và xuất khẩu của Mỹ. Nếu các bộ phận linh kiện bị giữ lại, các nhà máy của Mỹ có thể bị đình trệ. Tình trạng thiếu hụt hàng hóa bán lẻ có thể dẫn đến tình trạng tăng giá, nhắc nhở người dân Mỹ về giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng lạm phát mà ông Trump đã đổ lỗi cho ông Biden và bà Harris. Hàng hóa đã được vận chuyển và lưu trữ có thể làm giảm tác động tức thì của cuộc đình công do vấn đề về tiền lương nhưng áp lực chính trị sẽ ngày càng gia tăng để các nhà lãnh đạo Mỹ buộc phải tìm ra một giải pháp triệt để.

Ông Trump đã nỗ lực thu hút lá phiếu của các công nhân lao động, thể hiện trong lời kêu gọi của ông về việc trao cho họ cơ hội đàm phán mức lương tốt hơn. Tuy nhiên, bà Harris hôm 2/10 lại cho rằng cuộc đình công liên quan đến "sự công bằng" và quyền lợi của công nhân cảng biển khi chia sẻ lợi nhuận khổng lồ từ các công ty vận tải biển. Bà Harris cũng cảnh báo rằng những tuyên bố của ông Trump về việc ủng hộ người lao động là "giả dối".

Chính sách kinh tế của bà Harris được ưa chuộng hơn của ông Trump Chính sách kinh tế của bà Harris được ưa chuộng hơn của ông Trump Ông Biden, bà Harris thị sát thiệt hại do bão Helene ở một số bang Ông Biden, bà Harris thị sát thiệt hại do bão Helene ở một số bang Bà Harris nới rộng khoảng cách dẫn trước ông Trump lên 47% - 40#phantram Bà Harris nới rộng khoảng cách dẫn trước ông Trump lên 47% - 40%

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước