Nhiều người cao tuổi ở Nhật Bản vẫn nỗ lực cống hiến cho xã hội.
Nếu có dịp đến Nhật Bản, bạn sẽ bất ngờ khi nhìn thấy người lái xe, bán hàng tại cửa hàng tiện lợi, thức ăn nhanh... đều là người lớn tuổi, tóc bạc trắng nhưng vẫn làm việc rất nhanh nhẹn, linh hoạt. Không chỉ sống riêng, họ còn tiếp tục duy trì công việc của mình, như một nguyện vọng tự thân để duy trì niềm yêu thích lao động và cống hiến. Tiềm năng của người cao tuổi được đánh giá là tài sản đáng kể để phát triển bền vững.
Dù đã gần 100 tuổi, ông Christian Chenay vẫn mở cửa phòng khám của mình 2 lần mỗi tuần. Nghỉ hưu từ khi 70 tuổi, nhưng ông Chenay vẫn duy trì việc khám bệnh và trở thành bác sĩ cao tuổi nhất còn hành nghề tại Pháp. Ông nói: "Nếu bạn dừng lại thì đó là tin xấu. Nếu bạn chỉ ngồi và xem tivi cả ngày thì bạn sẽ nhanh chóng sa sút, trí tuệ sẽ chẳng thể minh mẫn nữa".
Còn tại Nhật Bản, đất nước có tỷ lệ già hóa dân số hàng đầu thế giới, rất nhiều người cao tuổi vẫn nỗ lực cống hiến cho xã hội.
Trong một cuộc họp của đội tình nguyện cao niên, những người đăng ký tham gia công tác khắc phục sự cố hạt nhân tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima số 1 sau trận động đất sóng thần năm 2011. Ông Yamakishi K Azuo - 74 tuổi chia sẻ: "Người cao tuổi chúng tôi thường bị coi là chỉ sống nhàn rỗi với lương hưu của mình, đây là cơ hội để chúng tôi đóng góp cho xã hội, trả lại cho những người đang đi làm và nộp thuế".
Thông qua việc tiếp tục tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng, vị trí, vai trò và ảnh hưởng của những người cao tuổi đối với thế giới ngày càng được khẳng định. Đặc biệt tại các nước phát triển, các tổ chức của người cao tuổi góp phần đáng kể giúp họ có tiếng nói lớn hơn không chỉ trong cuộc sống thường ngày, mà cả trong việc giải quyết các vấn đề của đất nước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!