Theo đó, chính quyền trung ương Nhật Bản và các địa phương sẽ chia đều một phần chi phí phá dỡ mà các ban Quản lý chung cư phải trả.
Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản sẽ cử chuyên gia đến ban quản lý những tòa chung cư cũ để tìm kiếm sự đồng thuận với các chủ sở hữu về việc có nên tháo dỡ hay sửa chữa tòa nhà hay không, từ đó cùng với chính quyền thành phố xem xét hỗ trợ tài chính.
Các chuyên gia sẽ hỗ trợ kiểm tra tình hình tài chính các Ban quản lý và tìm chủ sở hữu những căn hộ bỏ trống.
Hệ thống trợ cấp phá dỡ này sẽ thay đổi so với chính sách hiện tại khi chỉ thúc đẩy cải tạo vào thời điểm các chung cư trở nên quá cũ. Chung cư quá cũ gây ra những lo ngại về môi trường và an ninh, như nguy cơ về vật liệu rơi xuống đất hoặc dễ bị kẻ xấu đột nhập.
Tính đến cuối năm 2022, Nhật Bản có 1,26 triệu căn hộ chung cư xây dựng cách đây 40 năm trở lên. Con số này dự kiến sẽ đạt 4,45 triệu vào cuối năm 2042. Do đó, số lượng các tòa nhà chung cư cần phá dỡ sẽ tăng lên.
Tại Nhật Bản, khi các tòa chung cư trở nên quá cũ mà không xác định được chủ sở hữu có thể do tử vong hoặc lý do khác, toàn bộ chi phí phá dỡ tòa nhà này sẽ do chính quyền thành phố chịu trách nhiệm. Chính sách này sẽ hạn chế chi tiêu công khi các tòa nhà rơi vào tình trạng cũ nát cần phá dỡ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!