Mỹ: Chương trình tên lửa đạn đạo của Pakistan là mối đe dọa mới nổi đối với Washington

Quỳnh Chi (Theo Aljazeera)-Thứ hai, ngày 23/12/2024 09:30 GMT+7

(Ảnh: South Asia Times)

VTV.vn - Pakistan đã lên án lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với chương trình tên lửa đạn đạo của nước này.

Theo đó, Pakistan coi lệnh trừng phạt của Mỹ là phân biệt đối xử và cho biết chúng gây nguy hiểm cho hòa bình và an ninh của khu vực. Bộ Ngoại giao Pakistan đã cảnh báo trong một tuyên bố vào ngày 19/12 rằng các lệnh trừng phạt có tác động nguy hiểm đến sự ổn định chiến lược của khu vực và hơn thế nữa.

Bộ Ngoại giao Pakistan cũng đặt ra nghi ngờ về cáo buộc của Mỹ rằng những doanh nghiệp nằm trong danh sách trừng phạt có liên quan đến việc phổ biến vũ khí hạt nhân, vì các lệnh trừng phạt trước đây chỉ dựa trên sự nghi ngờ mà không có bất kỳ bằng chứng nào.

Bộ này cũng cáo buộc Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép khi miễn trừ những yêu cầu cấp phép công nghệ quân sự tiên tiến cho các quốc gia khác. Các lệnh trừng phạt gồm đóng băng mọi tài sản tại Mỹ của các doanh nghiệp Pakistan bị nhắm mục tiêu và cấm người Mỹ kinh doanh với những công ty này.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết một trong những thực thể nằm trong danh sách bị trừng phạt - Tổ hợp Phát triển Quốc gia có trụ sở tại thành phố Islamabad - đã nỗ lực mua các mặt hàng để phát triển chương trình tên lửa đạn đạo tầm xa của Pakistan, bao gồm loạt tên lửa đạn đạo Shaheen.

Các thực thể bị trừng phạt khác bao gồm Akhtar and Sons Private Limited, Affiliates International và Rockside Enterprise.

Mỹ: Chương trình tên lửa đạn đạo của Pakistan là mối đe dọa mới nổi đối với Washington - Ảnh 1.

(Ảnh: Pakistan Today)

Lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ được công bố vài tháng sau khi các biện pháp tương tự được áp dụng đối với các công ty, tổ chức nước ngoài khác - bao gồm một viện nghiên cứu của Trung Quốc. Lệnh này được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc họ làm việc cho Tổ hợp Phát triển Quốc gia, nơi mà họ bị cho là có liên quan đến việc phát triển và sản xuất tên lửa đạn đạo tầm xa của Pakistan.

Pakistan đã trở thành một cường quốc hạt nhân vào năm 1998 khi nước này tiến hành các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất để đáp trả các cuộc thử nghiệm do Ấn Độ - nước láng giềng, cũng là đối thủ của Islamabad - thực hiện. Hai bên thường xuyên bắn thử tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa của mình.

Vào ngày 19/12, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng cho biết Pakistan đang phát triển năng lực tên lửa đạn đạo tầm xa, cuối cùng có thể cho phép nước này tấn công các mục tiêu bên ngoài khu vực Nam Á, bao gồm cả Mỹ. Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jon Finer nhận định hành vi của Islamabad đã đặt ra những câu hỏi thực sự về mục đích của chương trình tên lửa đạn đạo của nước này.

"Thành thật mà nói, chúng tôi khó có thể coi hành động của Pakistan là bất cứ điều gì khác ngoài mối đe dọa mới nổi đối với Hoa Kỳ" - ông Finer nói - "Pakistan đã phát triển công nghệ tên lửa ngày càng tinh vi, từ hệ thống tên lửa đạn đạo tầm xa đến thiết bị cho phép thử nghiệm các động cơ tên lửa lớn hơn đáng kể".

Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ nói thêm: "Nếu những xu hướng đó tiếp tục, Pakistan sẽ có khả năng tấn công các mục tiêu vượt xa Nam Á, bao gồm cả Mỹ".

Mỹ thúc đẩy mối quan hệ Ấn Độ - Pakistan Mỹ thúc đẩy mối quan hệ Ấn Độ - Pakistan

VTV.vn - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, ông đã thảo luận với người đồng cấp Pakistan về điều mà ông gọi là "quản lý mối quan hệ có trách nhiệm với nước láng giềng Ấn Độ".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước