Khủng hoảng Nga - Ukraine thay đổi trật tự thế giới mới trên thị trường năng lượng

Trang Phan-Thứ hai, ngày 14/03/2022 17:55 GMT+7

VTV.vn - Khủng hoảng Nga - Ukraine đã kéo dài được hơn 3 tuần, thế giới đã cảm nhận rõ rệt những ảnh hưởng mà Nga, một siêu cường về năng lượng tạo ra.

Liên minh châu Âu đã phản ứng bằng cách đẩy nhanh việc ngắt kết nối với đường ống khí đốt của Nga. Trong đó, Đức là quốc gia đi đầu trong những thay đổi này. Vài ngày sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tuyên bố ngừng triển khai đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (trị giá 11 tỷ USD), nối từ Vyborg của Nga, đi qua biển Baltic, đến Greifswald, Đức.

Trong khi đó, Mỹ thì cấm nhập khẩu các sản phẩn dầu mỏ của Nga và đang tìm kiếm nguồn cung thay thế. Triển vọng về nguồn cung này chính là Venezuela - nơi có trữ lượng dầu thô lớn nhất được biết đến trên thế giới. Cuối tuần trước, một phái đoàn của Mỹ đã đến Venezuela và được Tổng thống Venezuela bật đèn xanh bằng cách cho biết, sẵn sàng tăng sản lượng lên tới 3 triệu thùng/ngày.

Trong khi đó, theo Bloomberg, Trung Quốc cho biết vẫn sẽ tiếp tục thực hiện "hợp tác thương mại bình thường" với Nga, bao gồm cả dầu khí, thậm chí có thể tăng cổ phần trong các công ty dầu khí Nga .

Khủng hoảng Nga - Ukraine thay đổi trật tự thế giới mới trên thị trường năng lượng - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông 2022 ở Bắc Kinh. Ảnh: AP.

Người ta cũng đã bắt đầu nhìn thấy sự dịch chuyển của các dòng năng lượng Nga về phía Đông. Nga đã chuyển hướng sang tăng tốc các dự án khác, bao gồm mở rộng đường ống Sức mạnh Siberia-2 để đưa nhiên liệu đến Mông Cổ và Trung Quốc. Ngoài ra, một đường ống mới mang tên "Dòng chảy Pakistan" cũng đang được lên kế hoạch, nhằm mục tiêu thúc đẩy nhu cầu khí đốt tại quốc gia Nam Á này.

Trong khi nhiều đối tác lớn trên thế giới ngừng hợp tác với Nga, quan hệ đối tác của Moscow với các tập đoàn dầu mỏ ở Trung Đông vẫn nguyên vẹn. Saudi Arabia đã bỏ qua áp lực của Mỹ, từ chối việc khai thác năng lực sản xuất dự phòng để thay thế nguồn cung dầu từ Nga, khiến giá dầu tăng lên mức cao nhất trong 13 năm, gần 140 USD/thùng. Nga và Saudi Arabia là những nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, chiếm 29% tổng sản lượng toàn cầu.

Như vậy là trong khi châu Âu đẩy nhanh việc ngắt kết nối với đường ống khí đốt của Nga, Mỹ cấm nhập khẩu dầu của Nga và có khả năng sẽ thay đổi nguồn cung sang Venezuela. Saudi Arabia thì đạt được tầm quan trọng chiến lược khi giá dầu thô đạt mức cao mới. Và Nga, bằng cách đe dọa ngừng xuất khẩu năng lượng sang châu Âu, đang bị đẩy gần Trung Quốc hơn.

Ông Bob Mcnally - Chủ tịch Quỹ tư vấn năng lượng Rapidan Energy Group nói: "Những thay đổi này sẽ vẽ lại bản đồ năng lượng ở châu Âu và có thể là cả thế giới. Thế giới đang ở trong một kỷ nguyên mới, không còn giống với trước đây".

Khủng hoảng Nga - Ukraine bước sang tuần thứ ba: Giao tranh vẫn diễn ra ác liệt Khủng hoảng Nga - Ukraine bước sang tuần thứ ba: Giao tranh vẫn diễn ra ác liệt Xung đột Nga - Ukraine đang đẩy ngành ô tô vào cuộc khủng hoảng mới Xung đột Nga - Ukraine đang đẩy ngành ô tô vào cuộc khủng hoảng mới Canada, Nhật Bản công bố biện pháp trừng phạt đối với Nga liên quan đến khủng hoảng Ukraine Canada, Nhật Bản công bố biện pháp trừng phạt đối với Nga liên quan đến khủng hoảng Ukraine

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước