Người dân phản đối chính sách kinh tế khắc khổ tại Hy Lạp. (Ảnh: New Socialist)
Các Bộ trưởng Bộ Tài chính Eurozone, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Trung ương châu Âu đã quyết định, kể từ ngày 20/8 cho phép Hy Lạp được quyền chủ động vay nợ trên thị trường tài chính mà không còn phải chịu sự giám sát đặc biệt của các định chế chủ nợ. Theo đó, Hy Lạp sẽ sớm thoát khỏi những ràng buộc của các nước và những định chế cho vay nợ, đồng nghĩa với việc nước này có thể dần dần kết thúc chính sách kinh tế khắc khổ bị bắt buộc áp dụng từ 3 năm nay.
Hy Lạp là nước đầu tiên bị đặt dưới sự giám sát đặc biệt của các định chế chủ nợ và là nước sau cùng được "trả tự do". Trong khoảng 10 năm khủng hoảng, Hy Lạp đã phải chấp nhận 8 chương trình giải cứu, bị bắt buộc áp dụng chính sách kinh tế thắt lưng buộc bụng.
Hiện nợ công của Hy Lạp vẫn ở mức cao, tỷ lệ thất nghiệp chưa giảm nhiều. Tuy nhiên, từ năm 2017, kinh tế Hy Lạp đã tăng trưởng trở lại, thâm hụt thương mại được giải quyết và ngân sách công thậm chí có thặng dư. Hội nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính tuy đã nới lỏng rất nhiều ràng buộc đối với Hy Lạp, nhưng vẫn buộc nước này mỗi năm phải kiểm toán ngân sách công tới 4 lần, cam kết phải đạt mức thặng dư ngân sách ít nhất 3,5 %/năm trong vòng 4 năm tới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!