Hành tinh lần đầu tăng trên ngưỡng 1,5°C gây ra hàng loạt thảm họa, thiên tai

Mạnh Dương (Theo Guardian)-Thứ bảy, ngày 11/01/2025 10:47 GMT+7

Một khu vực rộng lớn tại thành phố Los Angeles, Mỹ bị phá hủy bởi đám cháy rừng lịch sử, tháng 1/2025 (Ảnh: NY Times)

VTV.vn - Năm 2024 ghi nhận nhiệt độ toàn cầu cao kỷ lục, lần đầu tăng vượt ngưỡng 1,5°C, gây ra hàng loạt thảm họa thời tiết cực đoan.

Dữ liệu của EU cho thấy nhiệt độ cao kỷ lục đã làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, với nhiều thảm họa hơn đang chờ phía trước. Nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2024 tăng thêm 1,6°C so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt ngưỡng 1,5°C lần đầu tiên, theo Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S). Đây là mức tăng thêm 0,1°C so với năm 2023, vốn cũng đã là năm nóng nhất lịch sử.

Nhiệt độ tăng chủ yếu do đốt nhiên liệu hóa thạch. Dù Thỏa thuận Paris - Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu - đặt mục tiêu giới hạn mức tăng ở 1,5°C trong nhiều thập kỷ, việc vượt ngưỡng trong một năm qua cho thấy tình trạng khẩn cấp về diễn biến khí hậu cực đoan ngày càng nghiêm trọng. Năm 2024 cũng chứng kiến ngày nóng nhất lịch sử vào ngày 22/7, và 44% diện tích hành tinh trải qua căng thẳng nhiệt cực đoan vào ngày 10/7.

Tiến sĩ Samantha Burgess, Phó Giám đốc C3S, cảnh báo: "Khả năng vượt ngưỡng trung bình dài hạn 1,5°C ngày càng cao. Tình trạng này đi kèm với các hiện tượng mưa lớn và nắng nóng chưa từng có, gây ảnh hưởng nặng nề tới hàng triệu người".

Hành tinh lần đầu tăng trên ngưỡng 1,5°C gây ra hàng loạt thảm họa, thiên tai - Ảnh 1.

Du khách tham quan dưới thời tiết nóng nực tạ Đền Parthenon ở Athens, Hy Lạp ngày 12/6/2024. (Ảnh: AP)

Nhiều thảm họa năm qua được ghi nhận là do biến đổi khí hậu, như lũ lụt tại Valencia, bão ở Mỹ, siêu bão tại Philippines và hạn hán ở Amazon... Tiến sĩ Friederike Otto từ Đại học Imperial College London nhấn mạnh: "Để tránh tình trạng tồi tệ hơn, chúng ta cần giảm phát thải nhiên liệu hóa thạch, ngăn chặn nạn phá rừng và xây dựng khả năng chống chịu".

Mặc dù giá năng lượng tái tạo như điện gió và điện Mặt trời đang giảm, việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch vẫn chưa đạt tiến triển đáng kể. Lượng phát thải CO2 năm 2024 dự kiến đạt mức kỷ lục mới, khiến mục tiêu hạn chế nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5°C trở nên xa vời.

Hành tinh lần đầu tăng trên ngưỡng 1,5°C gây ra hàng loạt thảm họa, thiên tai - Ảnh 2.

Một người đang cố gắng hạ nhiệt bằng máy phun sương tại Sân vận động Kauffman, Mỹ, ngày 24/6/2024. (Ảnh: AP)

Cùng với El Niño, nhiều yếu tố tự nhiên và do con người gây ra đã làm gia tăng nhiệt độ toàn cầu, gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán và lũ lụt... Trung bình, mỗi người trên hành tinh đã trải qua thêm 6 tuần nắng nóng nguy hiểm trong năm qua, theo dữ liệu từ C3S.

Giáo sư Joeri Rogelj từ Đại học Imperial College cảnh báo: "Mỗi phần nhỏ của mức tăng nhiệt độ đều gây hại nghiêm trọng cho con người và hệ sinh thái".

Năm 2024 có thể là dấu hiệu cho thấy tương lai khắc nghiệt hơn đang chờ đợi nhân loại, nếu không có những hành động quyết liệt hơn để bảo vệ hành tinh.

Indonesia ghi nhận năm nóng nhất lịch sử Indonesia ghi nhận năm nóng nhất lịch sử Hàn Quốc trải qua tháng 9 nóng nhất lịch sử Hàn Quốc trải qua tháng 9 nóng nhất lịch sử Dự báo 2024 là năm nóng nhất lịch sử Dự báo 2024 là năm nóng nhất lịch sử

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước