Vì sao nguy cơ tái nhiễm COVID-19 có thể xảy ra?

Nguyễn Mai-Thứ bảy, ngày 05/03/2022 12:40 GMT+7

VTV.vn - Ngay từ những ngày đầu đại dịch, các nhà khoa học đã biết nguy cơ tái nhiễm COVID-19 là có thể xảy ra. Vậy nguy cơ tái nhiễm là bao nhiêu, khi tái nhiễm bệnh có nhẹ hơn?

Các cố vấn khoa học của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố các tài liệu về tái nhiễm đề cập đến việc một người phát hiện mắc COVID-19 lần thứ hai hoặc nhiều hơn, bất kể là mắc biến thể nào. Nguy cơ tái nhiễm phụ thuộc vào một loạt các yếu tố như chưa được tiêm chủng hoặc có khả năng xảy ra ở những người từng nhiễm virus trước đó với phản ứng miễn dịch thấp hơn.

Ngoài ra, virus SARS-CoV-2 chủ yếu xâm nhập vào cơ thể qua khoang mũi và khoang họng. Sức đề kháng của niêm mạc ở những khu vực này thường ngắn hơn so với sức đề kháng của toàn cơ thể. Theo WHO, một người chỉ được coi là tái nhiễm khi đã âm tính với COVID-19 trong vòng 120 ngày hoặc có 4 lần kết quả kiểm tra PCR âm tính liên tiếp trước khi được xác định dương tính trở lại.

Tại Anh, tính đến ngày 6/2 vừa qua, đã có hơn 14,5 triệu ca nhiễm lần đầu và hơn 620 nghìn ca tái nhiễm. Tức là cứ 24 trường hợp mắc COVID-19 lần đầu thì sẽ có một ca tái nhiễm. Tỷ lệ này được ghi nhận cao hơn 50% vào khoảng tháng 12 năm ngoái - thời điểm biến thể Omicron xuất hiện.

Vì sao nguy cơ tái nhiễm COVID-19 có thể xảy ra? - Ảnh 1.

Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh cho biết, nếu một người từng nhiễm biến thể Omicron thì nguy cơ tái nhiễm chính biến thể này sẽ thấp hơn so với khả năng nhiễm biến thể Delta rồi tái nhiễm Omicron.

Thêm một yếu tố khác chính là thời gian tiêm chủng. Mặc dù hiệu quả của các loại vaccine hiện có được xác định là giảm sau từ 3 đến 6 tháng nhưng vẫn có tác dụng giúp tình trạng bệnh không chuyển biến nặng. Điều này lý giải tại sao những người đã tiêm vaccine có tỷ lệ nhập viện thấp.

Chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân không cố tình lây nhiễm virus để tạo sức đề kháng tự nhiên bởi hệ miễn dịch này không đạt hiệu quả cao bằng việc tiêm vaccine. Vaccine vẫn có hiệu quả bảo vệ trong trường hợp tái nhiễm do vẫn có nguy cơ chủng virus SARS-CoV-2 biến đổi liên tục và gây nên những biến thể mới.

Nguy cơ tái nhiễm COVID-19 nếu vẫn chủ quan Nguy cơ tái nhiễm COVID-19 nếu vẫn chủ quan

VTV.vn - Thực tế ghi nhận tại tỉnh Đắk Lắk, có không ít trường hợp tái nhiễm COVID-19 sau khi được công bố khỏi bệnh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước