Hiện các nước EU đang phải đối mặt với khả năng chi phí năng lượng tăng cao hơn vào mùa đông tới do nhu cầu gia tăng ở Trung Quốc, Reuters đưa tin hôm 7/4.
Khối này đã cố gắng giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga vào năm 2022 bằng cách tăng cường nhập khẩu LNG từ các nhà cung cấp khác lên 121 triệu tấn, tăng 60% so với năm 2021.
Phần lớn trong số này được EU mua trên thị trường giao ngay, nơi giá LNG cao hơn đáng kể so với chi phí được đàm phán theo các hợp đồng dài hạn. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), giá LNG đã tăng gấp hơn ba lần vào năm 2022 và khối này đã chi khoảng 190 tỷ USD cho khí đốt siêu lạnh.
Vào năm 2022, EU chiếm hơn 1/3 thị trường giao ngay toàn cầu, so với mức chỉ 13% vào năm 2021. Các nhà phân tích trong ngành đã cảnh báo rằng con số này có thể tăng lên hơn 50% nếu khối này không đảm bảo được các thỏa thuận dài hạn.
Tàu chở khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ cập cảng châu Âu. (Ảnh: Euractiv)
Morten Frisch, đối tác cấp cao của Morten Frisch Consulting, tin rằng EU nên mua khoảng 70 - 75% lượng LNG của mình thông qua các hợp đồng mua bán dài hạn (SPA).
"Châu Âu đã trở nên quá phụ thuộc vào việc mua LNG tại chỗ và ngắn hạn", ông Morten Frisch nói.
Trong khi đó, các quốc gia nhập khẩu LNG châu Á đang dẫn đầu cuộc đua khi nguồn cung toàn cầu hạn chế, đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia đã phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19.
Victor Tenev, nhà tư vấn doanh nghiệp LNG, cho biết: "Các công ty EU cần phải hành động trước bằng cách ký kết một loạt các SPA dài hạn, quy mô lớn dựa trên mô hình của Trung Quốc, để tự bảo vệ mình trước mọi thăng trầm của thị trường LNG toàn cầu đầy biến động". tư vấn tại công ty tư vấn ROITI.
Theo ông Victor Tenev, EU vẫn còn một chặng đường dài để thay thế hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống dẫn của Nga, khiến khối này một lần nữa phải đối mặt với thị trường giao ngay đắt đỏ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!