Trạm nén khí Goleniow ở Ba Lan, ngày 27/9/2022. (Ảnh minh họa: Reuters)
Trong ngày 25/12 vừa qua, lượng khí đốt rút ra từ các kho dự trữ này là 89 triệu m3, mức mức thấp nhất trong 12 năm qua, trong khi lượng khí đốt bơm vào là 222 triệu m3. Thông báo được đưa ra trong bối cảnh thời tiết tại châu Âu được dự báo sẽ ấm áp trong tuần này.
Hiện các kho dự trữ ngầm ở châu Âu đã được lấp đầy tới 83%, cao hơn 11% so với mức trung bình của ngày này 5 năm trước.
Vào đầu tháng 11, Goldman Sachs dự báo, giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu giảm 30% trong những tháng tới nhờ nguồn cung dồi dào hơn. Theo Goldman Sachs, giá khí đốt tiêu chuẩn của châu Âu trên sàn giao dịch Hà Lan (TTF) sẽ giảm về 85 Euro mỗi Mwh trong quý I/2023. Hiện giá khí đốt trong hợp đồng tương lai dao động quanh 120 Euro mỗi Mwh. Triển vọng này đánh dấu sự thay đổi đáng kể với giá khí đốt tại châu Âu, sau khi chạm mốc kỷ lục trên 340 Euro mỗi Mwh hồi tháng 8.
Giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu được dự báo sẽ giảm 30% trong những tháng tới. (Ảnh: Reuters)
Giá khí đốt gần đây hạ nhiệt nhờ một số yếu tố gồm kho khí đốt của châu Âu về cơ bản đã đầy cho mùa đông năm nay; nhiệt độ mùa thu này ấm áp hơn dự kiến, giúp trì hoãn được việc sử dụng khí đốt để sưởi ấm; cùng với đó là tình trạng dư cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG)
Dù lạc quan về giá khí đốt giảm trong thời gian tới, giúp xoa dịu phần nào cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt, các lãnh đạo châu Âu vẫn chịu nhiều sức ép để đảm bảo nguồn cung trong trung hạn.
Goldman Sachs dự báo, sau khi giảm xuống quanh mức 85 Euro mỗi Mwh trong quý đầu năm 2023, giá khí đốt vẫn sẽ tăng mạnh trở lại vào mùa hè, sau khi kho dự trữ của châu Âu vơi đi và cần bổ sung mới cho mùa đông năm sau. Do đó, dự báo vào tháng 7/2023, giá khí đốt sẽ lên gần 250 Euro mỗi Mwh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!