Đức và Pháp muốn giảm phụ thuộc vào công nghệ quân sự của Mỹ

Quỳnh Chi (Theo RT)-Thứ hai, ngày 03/08/2020 18:20 GMT+7

Máy bay phản lực của Đức. (Ảnh minh họa: Reuters)

VTV.vn - Pháp và Đức muốn giảm sự phụ thuộc đối với công nghệ quốc phòng của Mỹ và tăng cường tự sản xuất các thiết bị quân sự.

Báo Welt am Sonntag của Đức cho biết, Pháp và Đức muốn giảm sự phụ thuộc công nghệ vào Mỹ, một đồng minh trong NATO, và chủ động nhiều hơn về các sản phẩm của mình trong lĩnh vực sản xuất thiết bị quân sự.

Các nhà sản xuất thiết bị quân sự ở Đức và Pháp dẫn đầu bởi các nhà hoạch định của hai quốc gia được cho là đang cố gắng loại bỏ những công nghệ của Mỹ trong chế tạo máy bay trực thăng, súng trường tấn công cho Lực lượng Vũ trang Đức, cũng như máy bay chiến đấu mới được phát triển theo chương trình Hệ thống Không quân Tương lai (FCAS).

Nỗ lực đạt được sự chủ động nhiều hơn, giảm sự phụ thuộc vào công nghệ của Mỹ này nhằm bảo vệ dữ liệu quân sự nhạy cảm trong lĩnh vực trong sản xuất khí tài quân sự. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất thiết bị quân sự lo ngại rằng, Washington duy trì quyền kiểm soát đối với bất kỳ thiết bị nào sử dụng công nghệ của nước này theo Quy định về buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR) và do đó có thể ngăn chặn việc xuất khẩu vũ khí.

Đức và Pháp muốn giảm phụ thuộc vào công nghệ quân sự của Mỹ - Ảnh 1.

Một máy bay chiến đấu của Đức. (Ảnh: Reuters)

Ông Florent Chauvancy, Giám đốc Kinh doanh của Bộ phận động cơ máy bay trực thăng thuộc nhà sản xuất Safran (Pháp), cho biết, không có ITAR và các hệ thống quản lý khác của Hoa Kỳ, châu Âu có nhiều tự do hơn trong việc cung cấp các sản phẩm quân sự.

Safran muốn hợp tác với nhà sản xuất ZF Friedrichshafen của Đức để phát triển một loại ổ đĩa mới có thể được cài đặt trong máy bay không người lái quân sự lớn. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa rõ liệu thương vụ để tránh hoàn toàn công nghệ Mỹ này có thực hay không.

Thông tin trên được đưa ra ngay sau khi Mỹ tuyên bố rút khoảng 12.000 binh sĩ khỏi Đức trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục cáo buộc châu Âu, đặc biệt là Đức, đã không thanh toán chi phí quốc phòng cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đồng thời, Tổng thống Trump nói rằng, ông không muốn "bảo vệ" Đức trong khi quốc gia này trả hàng tỷ USD để nhập khẩu năng lượng từ Nga.

Vấn đề chia sẻ chi phí trong NATO Vấn đề chia sẻ chi phí trong NATO

VTV.vn - Thực tế, những bất đồng về vấn đề ngân sách quốc phòng đã khiến quan hệ Mỹ và các nước đồng minh phương Tây rạn nứt đáng kể từ khi ông Trump nhậm chức đến nay.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước