Biến CO2 thành nguồn tài nguyên hữu ích tại Nhật Bản

Long Nguyễn (Phóng viên THVN tại Nhật Bản)-Thứ ba, ngày 07/03/2023 07:00 GMT+7

VTV.vn - Bên cạnh việc sử dụng các nguồn năng lượng xanh, Nhật Bản cũng phát triển công nghệ thu, tái chế CO2 với giấc mơ biến CO2 trở thành nguồn tài nguyên hữu ích.

Nằm ngay cạnh nhà máy nhiệt điện sử dụng năng lượng hóa thạch, khu tái chế CO2 này gồm nhiều tổ hợp, một trong số đó là khu nuôi tảo để sản xuất nhiên liệu sinh học dành cho máy bay, một hệ thống tuần hoàn được xây dựng để hấp thụ CO2 thải ra từ quá trình vận hành nhà máy điện, sau đó được xử lý và đưa vào giúp tảo quang hợp, phát triển.

Ông Nomura Junpei - Hiệp hội công nghệ vi tảo Nhật Bản (IMAT): "Thông thường nếu không có các biện pháp thu và tái chế CO2 thì toàn bộ CO2 sẽ thải ra môi trường, nhưng khi phát triển công nghệ thu và tái chế, như sử dụng để nuôi trồng tảo ở đây, lượng CO2 thải ra môi trường sẽ giảm đáng kể".

Biến CO2 thành nguồn tài nguyên hữu ích tại Nhật Bản - Ảnh 1.

Nếu mở rộng quy mô, nuôi trồng tảo có thể hấp thu được từ 60 -70% lượng CO2 thải ra từ nhà máy nhiệt điện, công nghệ này đang được Nhật Bản ưu tiên khi không chỉ bảo vệ môi trường mà còn sản xuất được các nguyên liệu cần thiết khác. Tuy nhiên, trở ngại chỉ là giá thành đang quá cao, hiện giá nhiên liệu máy bay sinh học sản xuất theo công nghệ này đang cao gấp 10 lần so nhiên liệu máy bay có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch.

Ông Yoshida Junichi - Giám đốc môi trường Tổ chức Phát triển công nghệ công nghiệp và năng lượng mới Nhật Bản (NEDO): "Có một vấn đề là giá thành hơi cao, chúng tôi đang tìm cách để hạ giá thành công nghệ này, khi đó thu và tái chế CO2 và sản xuất các vật liệu từ nguồn khí thải sẽ hiệu quả, ổn định và triển khai rộng rãi hơn".

Biến CO2 thành nguồn tài nguyên hữu ích tại Nhật Bản - Ảnh 2.

Ngoài tổ hợp nuôi trồng tảo, tại khu vực xung quanh nhà máy còn có 10 tổ hợp khác phát triển công nghệ tái chế CO2 để sản xuất bê tông hay vật tư y tế. Nhật Bản đang nỗ lực cải tiến để hạ giá thành, mục tiêu là phổ biến sử dụng các sản phẩm sản xuất từ quá trình tái chế CO2 vào năm 2030.

CO2 là tác nhân chính gây biến đổi khí hậu và sự nóng lên của toàn cầu, nhưng với công nghệ tái chế CO2, thì CO2 không còn là khí thải gây hại nữa mà trở thành nguyên liệu để sản xuất những vật liệu có ích như bê tông trong xây dựng hay nhiên liệu cho máy bay.

Nồng độ CO2 trong khí quyển tăng cao nhất chưa từng thấy Nồng độ CO2 trong khí quyển tăng cao nhất chưa từng thấy

VTV.vn - Nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển đo được trong tháng 5 vừa qua đã tăng cao nhất chưa từng thấy trong khoảng 4 triệu năm qua.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước