Bệnh nhân tiền sử hoàn toàn khỏe mạnh. Khoảng 1 tháng nay xuất hiện sốt, ăn uống kém, thỉnh thoảng khó tiểu tiện và đau thắt lưng trái.
Đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu. Sau khoảng 1 tuần điều trị kháng sinh đường tiêm phối hợp, bệnh nhân hết sốt, ăn uống tốt, được chỉ định ra viện, tiếp tục uống thuốc kháng sinh tại nhà.
Tuy nhiên, tình trạng sốt tái diễn sau 1 tuần. Khi quay lại khám, ngoài triệu chứng như lần trước, bệnh nhân còn có đau ngực và khó thở nhẹ. Qua kiểm tra, bác sĩ phát hiện thêm tình trạng tim mạch bất thường: hở và sùi van hai lá, kèm theo giãn buồng tim.
Bệnh nhân được chuyển vào Trung tâm Tim mạch của bệnh viện để điều trị tiếp với chẩn đoán: Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
Theo các bác sĩ, đây là một bệnh lý vô cùng phức tạp. Về mặt lý thuyết, yêu cầu tiên quyết để điều trị khỏi bệnh là phải tìm thấy và tiêu diệt vi khuẩn bằng thuốc kháng sinh đặc hiệu (thường phải mất khoảng 1,5 tháng). Sau đó, người bệnh được theo dõi chặt chẽ, trong vòng 1 tháng, nếu hoàn toàn ổn định thì sẽ phẫu thuật khắc phục những hậu quả nặng nề trên tim mạch.
Tuy nhiên, ở bệnh nhân phát sinh những vấn đề nan giải khiến cho các bác sĩ phải hết sức thận trọng và cân nhắc để đưa ra quyết định cuối cùng mà không thể tiến hành tuần tự các bước như quy trình đã nói ở trên.
Bệnh nhân đã được làm tất cả các xét nghiệm tối ưu nhưng không thể tìm thấy vi khuẩn gây ra bệnh - điều đôi khi vẫn xảy ra trong thực hành lâm sàng với các nhiễm trùng toàn thân nặng. Khi đó, sử dụng thuốc kháng sinh thế nào để diệt được vi khuẩn gây nhiễm trùng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người thầy thuốc và tình trạng thực tế người bệnh. Sau một thời gian điều trị thuốc, bệnh nhân đã có cải thiện nhiễm trùng rõ rệt nhưng chưa dứt hoàn toàn.
Ngoài tình trạng hở van tim nặng, trong buồng tim còn chứa một cục sùi rất lớn và di động mạnh (khoảng 20mm, là vị trí vi khuẩn "làm tổ"). Theo y văn thế giới, những cục sùi lớn hơn 10mm nếu không được phẫu thuật kịp thời thì có thể văng ra và trôi đi một phần hay toàn bộ, nguy cơ dẫn tới tình trạng đột tử khi nó di chuyển lên não hoặc làm tắc mạch máu trong ổ bụng.
TS.BS Vũ Ngọc Tú - phẫu thuật viên trực tiếp tham gia cho biết: Ca mổ đã diễn ra thuận lợi, cắt bỏ cục sùi, khắc phục được hở van tim bằng giải pháp tối ưu, kỹ thuật phức tạp: bệnh nhân được tạo hình, giữ lại gần như nguyên vẹn cấu trúc van tim thay vì sử dụng kỹ thuật khá đơn giản là thay van tim nhân tạo như thông thường.
Lý do lựa chọn phương pháp này cho bệnh nhân, TS.BS Vũ Ngọc Tú cho hay: Bệnh nhân còn quá trẻ, tạo hình thành công sẽ là tiền đề để anh có cuộc sống hoàn toàn bình thường sau này, thay vì phải khám định kỳ liên tục, sử dụng thuốc chống đông liều cao, kèm theo nhiều biến chứng, hệ lụy nguy hiểm đeo đẳng suốt đời nếu như phải thay van nhân tạo. Ngoài ra, tạo hình van tim cũng sẽ giảm thiểu cấu trúc nhân tạo được đưa vào buồng tim, giảm nguy cơ tái phát nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, nhờ kỹ thuật siêu âm tim thực quản 3D được thực hiện ngay trong mổ cho thấy các cấu trúc và chức năng van tim, buồng tim tốt như ở người bình thường.
Sau mổ 2 ngày, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, hết sốt, nói chuyện và ăn uống bình thường. Đây là cơ sở quan trọng để chuyển sang giai đoạn điều trị dứt điểm viêm nội tâm mạc, bệnh nhân có thể xuất viện trong thời gian sớm nhất.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim rối loạn nhịp tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO)
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa kịp thời xử trí cho một trường hợp trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết.
VTV.vn - Bệnh nhân 57 tuổi, đi xe máy tự ngã, nhập viện trong tình trạng sưng nề, bầm tím mắt trái, vết thương phức tạp vùng môi trên...
VTV.vn - Bệnh nhân 28 tuổi, bị biến chứng nghiêm trọng do tự chữa trị bỏng không đúng cách bằng cao sim - một loại cao tự chế thường được sử dụng trong dân gian.
VTV.vn - Sau một ngày làm việc ở nghĩa trang trở về, ông N.T.T., (60 tuổi, Tuyên Quang - làm nghề quản trang) thấy trên ngực xuất hiện một nốt đỏ như một nốt mụn thông thường.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp nam thanh niên (24 tuổi, Hà Nội) bị gãy xương cánh tay phải do tham gia trò chơi vật tay với bạn.
VTV.vn - Trong 2 ngày liên tiếp, Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh tiếp nhận 2 trường hợp bị đèn sân khấu trong đám cưới chiếu vào và mắt mờ đột ngột.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TP Hồ Chí Minh tiếp nhận liên tiếp 2 trường hợp đột quỵ khi thức giấc trong cùng một buổi sáng.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận và cứu sống thành công một trường hợp bệnh nhân 76 tuổi, vỡ phình động mạch chủ bụng.
VTV.vn - Ovisure Gold – giải pháp dinh dưỡng lý tưởng cho người xương khớp: giảm đau nhức, cải thiện thoái hóa, cung cấp dưỡng chất nâng cao sức khỏe bền vững.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 2/2025.
VTV.vn - Chiều ngày 15/1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ, 67 tuổi, trong tình trạng hôn mê sâu.
VTV.vn - TS. BS Nguyễn Thu Hương là bác sĩ hàng đầu trong ngành nhãn khoa, và được mệnh danh là "Bàn tay vàng" trong lĩnh vực phẫu thuật khúc xạ, thể thủy tinh, dịch kính.
VTV.vn - Hội chứng bong vảy da do tụ cầu, trước đây là gọi là bệnh Ritter, một bệnh lý nhiễm trùng da cấp tính gây nên bởi độc tố của vi khuẩn tụ cầu vàng.
VTV.vn - Tìm đến thẩm mỹ để làm đẹp vòng 1 sau khi sinh con, bệnh nhân nữ 19 tuổi đã gặp phải biến chứng vì tiêm chất làm đầy.