Có con gái (18 tháng tuổi) đang điều trị tại Đơn vị Bỏng, Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương, chị T.H. (Nam Định) cho biết: Cách đây hơn 1 tuần, khi chị đang pha sữa cho con thì có việc phải ra ngoài nên để tạm cốc nước sôi ở trên bàn. Không may con gái trong lúc chơi đùa đánh đổ cốc nước sôi lên người, gây bỏng lớn ở vùng ngực.
Thế nhưng, thay vì đưa con vào bệnh viện điều trị, chị lại nghe lời người quen đưa con đến nhà thầy lang để đắp thuốc nam. Ngày thứ 4 sau khi đắp thuốc, thấy con sốt cao, chị mới đưa con đến bệnh viện tỉnh, rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương với chẩn đoán bỏng nước sôi độ 2 - 3 nhiễm trùng.
"Lúc con bị bỏng, tôi luống cuống không biết phải làm gì, nghe người quen bảo có trường hợp bị bỏng cả người đắp thuốc nam không để lại sẹo, tôi vội tin luôn mà đưa con đến. Tôi rất hối hận vì đã không đưa con vào viện điều trị sớm để con bị nhiễm trùng như thế này" - chị H. chia sẻ.
Một trường hợp khác cũng đang nằm điều trị tại Đơn vị Bỏng là bé trai Đ.M (13 tuổi, trú tại Phú Thọ) bị bỏng toàn bộ cẳng chân phải, nhiễm trùng sau đắp lá cây không rõ nguồn gốc do nghe lời khuyên của hàng xóm.
Rất may mắn, cả 2 trường hợp trên sau khi được các y bác sĩ xử trí và chăm sóc, hiện tại tình trạng đều đã ổn định và dự kiến sẽ được ra viện trong 1 vài ngày tới.
Theo ThS.BSCKII. Phùng Công Sáng, Phụ trách Đơn vị Bỏng - Phó Trưởng Khoa Chỉnh hình, dù đã có rất nhiều cảnh báo về các biến chứng nặng nề có thể gặp phải khi đắp lá cây theo kinh nghiệm mà chưa được khoa học kiểm chứng để xử lý vết thương, vết bỏng, tuy nhiên, vẫn có nhiều gia đình tự ý điều trị tại nhà, dẫn đến các hậu quả đáng tiếc đã xảy ra.
Đắp lá cây, các loại thuốc điều trị theo kinh nghiệm mà chưa được kiểm chứng và không đảm bảo sạch vào vết thương, vết bỏng là việc làm rất nguy hiểm, có thể khiến tổn thương nặng thêm, viêm nhiễm lan rộng hơn hoặc từ không nhiễm trùng thành nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, gây ra các biến chứng như: viêm mủ màng tim, màng não, viêm mủ màng phổi, áp xe phổi, viêm xương tủy xương, thậm chí tử vong hoặc để lại những di chứng suốt đời cho trẻ…
"Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp bệnh nhi, nếu được đưa đến bệnh viện kịp thời khi trẻ mới bị bỏng, sơ cứu tốt thì việc điều trị sẽ đơn giản hơn nhiều và cũng đỡ tốn kém tiền bạc, thời gian của gia đình. Tuy nhiên, do gia đình đưa đến bệnh viện muộn, vùng bỏng bị nhiễm trùng nặng đã hoại tử sâu, việc điều trị phức tạp hơn, có khi còn phải phẫu thuật nhiều lần và để lại di chứng cho trẻ sau này" - bác sĩ Sáng cho hay.
Sơ cứu bỏng sai cách - Nguyên nhân khiến tình trạng bỏng nặng thêm
Da trẻ em mỏng và liên kết giữa các lớp lỏng lẻo hơn người lớn nên vết bỏng thường nặng và sâu hơn. Đặc biệt, trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch còn yếu nên nguy cơ nhiễm trùng vùng bỏng cũng như sốc bỏng cao hơn dù diện tích bỏng không lớn. Do đó, khi trẻ bị bỏng, cần được sơ cứu sớm và đúng cách.
Nếu trẻ bỏng do nước sôi, bỏng hơi, cháo: Ngay khi trẻ bị bỏng cần ngâm bộ phận bị bỏng (tay, chân) vào trong nước sạch, mát (từ 16 đến 20 độ C, tốt nhất trong 30 phút đầu sau khi bị bỏng). Nếu trẻ bị bỏng vùng mặt thì dùng khăn ướt mềm đắp vào mặt, nếu diện bỏng rộng thì cần chú ý giữ ấm cho trẻ ở những phần không bị bỏng.
Đối với trẻ bị bỏng điện: Nhanh chóng tách nạn nhân với nguồn điện (ngắt cầu dao, dùng gậy gỗ gạt dòng điện cao) và đưa người bệnh đến nơi thoáng mát. Gia đình cần tiến hành đánh giá hô hấp tuần hoàn, ý thức trẻ và tìm xem các chấn thương khác nếu có ngã kèm theo, để tìm cách sơ cứu cho đúng, tránh làm tổn thương cột sống cổ hoặc các chi của trẻ. Nếu trẻ ngừng tuần hoàn thì tiến hành ép tim ngoài lồng ngực đúng cách, đồng thời gọi y tế hỗ trợ.
Đối với trẻ bị bỏng hóa chất: Rửa ngay vùng bị bỏng bằng nước sạch càng nhiều càng tốt. Nếu bỏng mắt do hóa chất cần được rửa mắt bằng cách ngụp mặt vào chậu nước và chớp mắt liên tục cho hoá chất trôi ra hết. Nhanh chóng tháo bỏ ngay quần áo bị dính hóa chất. Không cởi quần áo người bị bỏng rất dễ gây lột da, tốt nhất là nên cắt, xé bỏ quần áo dính hoá chất.
"Ngay sau khi sơ cứu, gia đình cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa bỏng để được khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nghe theo lời mách bảo của những người không có chuyên môn, đắp các loại lá, loại thuốc không đúng lên vết thương gây nguy hiểm cho trẻ" - bác sĩ Sáng lưu ý.
Để phòng tránh tai nạn bỏng hiệu quả và hạn chế những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau:
Không nên cho trẻ chơi đùa ở nơi đang nấu ăn hoặc các nơi gần nguồn điện, dây dẫn điện, ổ cắm điện…
Thức ăn, thức uống nóng, các vật dễ cháy nổ như xăng, dầu, cồn, diêm quẹt…phải để nơi an toàn và tránh xa tầm tay của trẻ.
Không nên đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống như như Lavie, trà C2… nhằm tránh các nhầm lẫn có thể xảy ra.
Không để chung thuốc uống với những thuốc khử khuẩn, dùng ngoài.
Khi trông trẻ, người lớn cần có sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên.
"Cha mẹ và người trông trẻ nên học kỹ thuật sơ cứu để hạn chế tổn thương cho trẻ khi không may bị các tai nạn thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày. Đối với những trẻ đã nhận thức được, cha mẹ, nhà trường, cộng đồng cần trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cơ bản để tự bảo vệ bản thân" - bác sĩ Sáng khuyến cáo.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Từ ngày 1-10/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai chiến dịch uống vitamin A vòng II năm 2024 cho trẻ từ 06-35 tháng tuổi.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.