Trật khớp háng là một bệnh lý bẩm sinh hiếm gặp (1/800 - 3.000 trẻ), xảy ra ở nữ nhiều hơn ở nam. Bệnh nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời thì việc điều trị sẽ đơn giản, tỉ lệ thành công có thể đạt tới 95% bằng phương pháp bảo tồn.
Nếu phát hiện muộn, việc điều trị sẽ rất phức tạp, kết quả có thể kém, để lại nhiều di chứng như: tái trật khớp, hoại tử chỏm xương đùi, loạn sản phát triển ổ cối và chỏm xương đùi gây mất cân xứng chiều dài của chi, teo cơ cứng khớp, hạn chế vận động.
Tự ý trì hoãn, cha mẹ bỏ qua ‘‘thời điểm vàng’’ điều trị cho con
Đang chăm sóc con gái - bé Minh Trang, 4 tuổi sau phẫu thuật trật khớp háng tại Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương, chị Lan Anh (Hà Nội) cho biết, khi bé Minh Trang bước sang giai đoạn tập đi, chị thấy con đi lại không bình thường, một bên bàn chân của bé chìa ra phía ngoài mỗi khi di chuyển, chiều dài của hai chân không bằng nhau.
Khi bé gần 14 tháng tuổi, gia đình đã cho đi khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương và được các bác sĩ chẩn đoán là trật khớp háng phải bẩm sinh, tư vấn can thiệp sớm để trẻ mau chóng hồi phục.
Tuy nhiên, lo sợ bé còn nhỏ mà phải gây mê, phẫu thuật sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con, gia đình quyết định trì hoãn can thiệp theo chỉ định của bác sĩ. Sau đó, gia đình nghe theo lời chỉ dẫn của người quen cho bé nắn chỉnh bằng phương pháp đông y, đến khi tình trạng đi khập khiễng của bé ngày càng tăng, gia đình mới cho quay lại bệnh viện để phẫu thuật.
‘‘Tôi cảm thấy rất thương con và vô cùng ân hận vì đã không đưa con đến viện điều trị kịp thời, khiến con không những phải trải qua đau đớn khi phẫu thuật mà còn ảnh hưởng đến tâm lý vì giờ con đã lớn, đã nhận biết được khiếm khuyết của mình là hai chân không đều nhau’’- chị Lan Anh chia sẻ.
Bác sĩ kiểm tra tình trạng của bệnh nhi sau điều trị. Ảnh: BVCC
Một trường hợp bị trật khớp háng can thiệp muộn khác là bé Bảo Linh (5 tuổi, Vĩnh Phúc). Mẹ bé cho biết: Lúc bé còn nhỏ, chị không thấy con có biểu hiện bất thường nào, chỉ đến khi bé 6 tháng tuổi, chị thấy các ngấn ở 2 chân của bé không cân đối. Khi bé được 15 tháng tuổi, là giai đoạn bé đã biết đi, chị thấy con đi hoặc chạy thường nghiêng người về bên trái.
Lo lắng nhưng thấy bé không có biểu hiện đau, chỉ có dáng đi xấu lại đang bộn bề công việc nên gia đình không đưa đi khám. Tới 18 tháng tuổi, thấy tình trạng của bé không cải thiện, gia đình đưa bé đến khám tại phòng khám tư gần nhà và được bác sĩ chẩn đoán là trật khớp háng, khuyên đưa bé đến bệnh viện để nẹp chân hoặc phẫu thuật.
Tuy nhiên, do sự thiếu sự hiểu biết về căn bệnh và chủ quan nghĩ chờ con lớn hơn mới can thiệp cũng không sao nên đến khi bé 5 tuổi, sắp vào lớp 1 mà dáng đi ngày càng nghiêng hẳn về bên trái thì gia đình mới cho bé đến Bệnh viện Nhi Trung ương để khám và điều trị.
TS.BS Hoàng Hải Đức, Trưởng Khoa Chỉnh hình cho biết: Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều trẻ mắc dị tật trật khớp háng bẩm sinh được can thiệp muộn. Cả 2 bệnh nhi này đều phải cắt xương đùi, chỉnh trục và nẹp vít kết hợp xương, cắt xương chậu để tạo hình ổ cối, sau khoảng 6 tháng đến 1 năm sẽ phải phẫu thuật thêm 1 lần nữa để tháo bộ nẹp. Nếu trẻ được can thiệp sớm hơn (khoảng trước 2 tuổi), việc điều trị sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Trẻ chỉ cần được dọn ổ cối, tạo hình bao khớp và cố định bằng bột là có thể thành công.
Dấu hiệu cho biết trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh
Theo TS.BS Hoàng Hải Đức, trật khớp háng bẩm sinh là tình trạng chỏm xương đùi của một hoặc cả hai bên khớp háng bị trật ra khỏi vị trí bình thường của khớp háng. Hiện nay, nguyên nhân cụ thể dẫn đến dị tật này vẫn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, có 1 số yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng này bao gồm: thai ngôi ngược, thiểu ối, gia đình có tiền sử bị trật khớp háng, bất thường hệ cơ xương,…
Trật khớp háng bẩm sinh là một dị tật rất khó được phát hiện sớm, trẻ thường không đau, không quấy khóc, nên nếu không để ý kỹ các khác biệt, cha mẹ sẽ khó phát hiện. Đa số gia đình thường chỉ đưa con đi khám sau khi bé biết đi, thấy con đi tập tễnh, một chân yếu hẳn so với chân kia. Do đó, sự quan sát, chú ý của gia đình trong quá trình chăm sóc trẻ có ý nghĩa quyết định đến việc phát hiện con bị bệnh sớm hay muộn.
Bệnh lý trật khớp háng tỷ lệ điều trị thành công cao nếu được phát hiện sớm. Ảnh: BVCC
Một số dấu hiệu gợi ý, các gia đình khi chăm sóc trẻ cần chú ý:
Sự chênh lệch chiều dài của chi (chân).
Nếp lằn mông, đùi với bên bị trật khớp háng dài hơn bên lành.
Bàn chân trẻ đổ ra ngoài khi trẻ nằm duỗi chân.
Trẻ hạn chế việc dạng khớp háng nên khó khăn khi thay bỉm, tã, quần.
Khi trẻ lớn bị lệch vai 1 bên, chân đi tập tễnh.
Bên chân bị trật khớp háng sẽ yếu hơn …
Đối với các trường hợp bị trật khớp háng 2 bên thì khó xác định hơn do 2 bên có dấu hiệu giống nhau. Ở trẻ lớn bị trật khớp háng 2 bên sẽ có dấu hiệu ưỡn trước cột sống lưng quá mức.
Phát hiện sớm, ‘‘chìa khóa vàng’’ để điều trị thành công
TS.BS Hoàng Hải Đức cho biết thêm: Bệnh lý trật khớp háng bẩm sinh có thể điều trị được với tỉ lệ thành công rất cao nếu trẻ được phát hiện sớm, chẩn đoán kịp thời và có phương pháp can thiệp phù hợp với từng lứa tuổi và giai đoạn.
Thời điểm vàng để điều trị trật khớp háng là từ khi trẻ còn ở trong độ tuổi sơ sinh đến 6 tháng tuổi. Vào thời điểm này, trẻ chỉ cần điều trị bằng phương pháp sử dụng nẹp Parlik để giang và gấp khớp háng khoảng 3-4 tháng với tỉ lệ thành công đạt 95%.
Với trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi, điều trị trật khớp háng phải kết hợp nắn chỉnh kín và bó bột cố định. Nếu nắn chỉnh kín thất bại thì cũng cần phải phẫu thuật nắn chỉnh mở.
Đặc biệt với trẻ trên 18 tháng tuổi cần phẫu thuật nắn chỉnh mở, có thể phải cắt xương chậu để tạo hình ổ cối kèm theo cắt sửa trục cổ - chỏm xương đùi.
‘‘Hiện nay, phương pháp điều trị trật khớp háng tại Bệnh viện Nhi Trung ương không thua kém gì các nước tiên tiến trên thế giới. Thậm chí là có những ưu điểm vượt trội. Bệnh viện Nhi Trung ương sử dụng xương đồng loại để ghép và tạo hình ổ cối. Ưu điểm của kỹ thuật này đường mổ chỉ dài từ 4-6cm, đỡ mất máu hơn, đỡ tổn thương thần kinh, mạch máu, trẻ hồi phục nhanh hơn, vết mổ có tính thẩm mỹ hơn’’ - TS.BS Hoàng Hải Đức cho hay.
Bác sĩ khuyến cáo, các gia đình cần chú ý quan sát để sớm phát hiện các bất thường ở khớp háng và các chi của trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường, cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, hướng dẫn điều trị kịp thời, nhằm hạn chế tốn kém và đạt hiệu quả điều trị cao.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.