Tạo an tâm từ cơ sở
Các Trạm Y tế lưu động ở TP. Hồ Chí Minh (phần lớn đặt tại các trường học) được trang bị đầy đủ bình oxy phục vụ tại chỗ, 2 bình oxy nhỏ để mang đến nhà người dân, dụng cụ thở oxy, thiết bị đo SpO2, dụng cụ cấp cứu cơ bản, túi thuốc cấp cứu lưu động, cơ số túi thuốc chăm sóc tại nhà cho người F0, cơ số thuốc để chăm sóc các bệnh lý phổ biến khác.
Nhằm phối hợp hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh xây dựng các mô hình Trạm Y tế lưu động hiệu quả trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 căng thẳng, ngày 25/8, Tổ công tác Bộ Y tế do PGS.TS Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) dẫn đầu đã trực tiếp đến nhiều Trạm Y tế lưu động ở Bình Chánh.
Ngay trong khuôn viên Trạm Y tế lưu động Bình Hưng, bác sĩ Phạm Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Y tế Bình Chánh thông tin với đoàn, huyện có 15 trạm y tế lưu động. Mỗi trạm tập trung nhân lực từ các nguồn như: Y bác sĩ tình nguyện, nhân viên y tế tại chỗ, các cán bộ hỗ trợ… Đây là cánh tay nối dài cho các cơ sơ y tế để chăm sóc tốt nhất cho F0 đang điều trị tại nhà. Các Trạm Y tế lưu động này thường xuyên đến tận nhà dân để đo SpO2, hỗ trợ oxy, tiến hành các bước sàng lọc, liên hệ chuyển tuyến. Hiện Bình Chánh có gần 300 người nhiễm COVID-19 đang được các Trạm Y tế lưu động chăm sóc tận tình.
Người dân đến Trạm Y tế lưu động xã Bình Hưng để được tư vấn về COVID-19 và xét nghiệm bằng test nhanh.
Khi mô hình Trạm Y tế lưu động phát triển mạnh, các khu dân cư đã tìm đến để được tư vấn, nắm kỹ hơn về COVID-19 cũng như xét nghiệm sàng lọc kịp thời, tránh tuyệt đối sự chủ quan với dịch bệnh.
Sáng 25/8, thấy có biểu hiện nóng hơn ngày bình thường, chị N.T.L. (xã Bình Hưng, Bình Chánh) lập tức lên Trạm Y tế lưu động xã để thăm khám. Tiện thể một lần đi, chị L. đưa luôn mẹ và con của mình đến để được tư vấn các biện pháp phòng, tránh một cách hiệu quả nhất.
Chị L. chia sẻ: Từ ngày có Trạm Y tế lưu động này rất thuận tiện. Bất kể thông tin gì về COVID-19 được được tư vấn, cung cấp đầy đủ ngay. Trạm Y tế lưu động còn kết hợp chặt chẽ với các tình nguyện viên từ các đội cấp cứu, ai bệnh nặng được hỗ trợ chăm sóc ngay. Người dân, nhất là tuổi cao và trẻ nhỏ đều vui mừng khi có các Trạm Y tế lưu động này.
Biết thông tin có Trạm Y tế lưu động Bình Hưng cạnh nhà mình, bà Nguyễn H. chủ động đưa cả nhà đến xét nghiệm bằng test nhanh. Bà H. cho biết: Để khỏi mất công nhân viên y tế, chúng tôi khi đi đã dặn nhau thực hiện nghiêm quy định khoảng cách. Đến khai báo đầy đủ các triệu chứng.
Mô hình tốt trong đại dịch chống COVID-19
Theo thông tin từ Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, thành phố sẽ triển khai khoảng 400 Trạm Y tế lưu động, trung bình mỗi trạm chăm sóc tốt 50 F0 tại nhà trở lên. Nòng cốt tại các trạm y tế lưu động có đủ bác sĩ, y tá, cử nhân (hoặc điều dưỡng) và các lực lượng hỗ trợ.
Cử nhân hộ sinh Lê Thị Kiều Ngân đang phụ trách Trạm Y tế lưu động xã Bình Hưng cho biết: "Bình Hưng là "điểm nóng" của Bình Chánh nên có lúc chúng tôi hoạt động xuyên đêm. Các tình nguyên hỗ trợ kết nối với chúng tôi chặt chẽ và đến nhà dân chăm sóc từ chiều nay đến sáng mai mới về. Chúng tôi còn liên tục điện thoại hướng dẫn, nắm bắt sức khỏe các ca bệnh ở nhà. Về vấn đề ăn uống, hỗ trợ dinh dưỡng cho đội ngũ y bác sĩ tại các Trạm Y tế lưu động thì có xã lo. Riêng tại xã này có gần 50 F0 đang điều trị tại nhà đều do chúng tôi chăm sóc là chính".
Tại Trạm Y tế lưu động số 7 (xã Phong Phú, huyện Bình Chánh) từ sớm ngày 25/8, người dân đã hối hả đến để được tư vấn COVID-19 đồng thời test nhanh để nắm bắt sức khỏe của mình. Điện thoại đường dây nóng của nhân viên y tế túc trực tại Trạm Y tế lưu động số 7 cũng liên tục đổ chuông, người dân gọi đến nhờ tư vấn từ xa hoặc thông báo tình hình diễn biến của sức khỏe. Tất cả các nút thắt, các thắc mắc đều được giải quyết thấu đáo.
Người dân đến xét nghiệm COVID-19 bằng test nhanh và nghe các tư vấn phòng dịch ở Trạm Y tế lưu động số 7 xã Phong Phú.
Theo đại diện Tổ công tác của Bộ Y tế, ngoài việc thông tin chi tiết về hoạt động, đường dây nóng của các Trạm Y tế lưu động trên các group, trên website của xã/phường, phát trên loa truyền thanh, những điều cần biết thiết yếu cần được in ra giấy dán trước cửa nhà từng hộ dân để họ nắm bắt. Như vậy, khi có bất kỳ điều gì không ổn về sức khỏe là họ biết ngay cần đến đâu, làm gì, gặp ai.
Nhấn mạnh về các nhiệm vụ chính của Trạm Y tế lưu động, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long chia sẻ: Trong bối cảnh số F0 ngày càng tăng thì các cơ sở điều trị sẽ bị áp lực, quá tải nên triển khai chăm sóc F0 tại nhà là cần thiết. Chiến lược thành lập các Trạm Y tế lưu động là phù hợp, hiệu quả. Nhiệm vụ của các trạm này là quản lý, hỗ trợ, theo dõi, điều trị F0 tại nhà, sớm phát hiện các dấu hiệu chuyển nặng để có biện pháp chuyển lên tuyến trên kịp thời, hạn chế tối đa tử vong.
Các trạm này cũng triển khai mạnh mẽ việc xét nghiệm COVID-19 tại cộng đồng, đặc biệt là test nhanh ở các "vùng đỏ", "vùng cam" để sớm phát hiện F0 quản lý cho tốt. Đồng thời, đây cũng có thể xem là điểm tiêm chủng hiệu quả.
Các Trạm Y tế lưu động này cũng chịu trách nhiệm khám bệnh, sơ cấp cứu các bệnh thông thường khác để bảo đảm người dân trong vùng dịch vẫn được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim rối loạn nhịp tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO)
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa kịp thời xử trí cho một trường hợp trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết.
VTV.vn - Bệnh nhân 57 tuổi, đi xe máy tự ngã, nhập viện trong tình trạng sưng nề, bầm tím mắt trái, vết thương phức tạp vùng môi trên...
VTV.vn - Bệnh nhân 28 tuổi, bị biến chứng nghiêm trọng do tự chữa trị bỏng không đúng cách bằng cao sim - một loại cao tự chế thường được sử dụng trong dân gian.
VTV.vn - Sau một ngày làm việc ở nghĩa trang trở về, ông N.T.T., (60 tuổi, Tuyên Quang - làm nghề quản trang) thấy trên ngực xuất hiện một nốt đỏ như một nốt mụn thông thường.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp nam thanh niên (24 tuổi, Hà Nội) bị gãy xương cánh tay phải do tham gia trò chơi vật tay với bạn.
VTV.vn - Trong 2 ngày liên tiếp, Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh tiếp nhận 2 trường hợp bị đèn sân khấu trong đám cưới chiếu vào và mắt mờ đột ngột.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TP Hồ Chí Minh tiếp nhận liên tiếp 2 trường hợp đột quỵ khi thức giấc trong cùng một buổi sáng.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận và cứu sống thành công một trường hợp bệnh nhân 76 tuổi, vỡ phình động mạch chủ bụng.
VTV.vn - Ovisure Gold – giải pháp dinh dưỡng lý tưởng cho người xương khớp: giảm đau nhức, cải thiện thoái hóa, cung cấp dưỡng chất nâng cao sức khỏe bền vững.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 2/2025.
VTV.vn - Chiều ngày 15/1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ, 67 tuổi, trong tình trạng hôn mê sâu.
VTV.vn - TS. BS Nguyễn Thu Hương là bác sĩ hàng đầu trong ngành nhãn khoa, và được mệnh danh là "Bàn tay vàng" trong lĩnh vực phẫu thuật khúc xạ, thể thủy tinh, dịch kính.
VTV.vn - Hội chứng bong vảy da do tụ cầu, trước đây là gọi là bệnh Ritter, một bệnh lý nhiễm trùng da cấp tính gây nên bởi độc tố của vi khuẩn tụ cầu vàng.
VTV.vn - Tìm đến thẩm mỹ để làm đẹp vòng 1 sau khi sinh con, bệnh nhân nữ 19 tuổi đã gặp phải biến chứng vì tiêm chất làm đầy.