Thịt cóc rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt trong thành phần chất đạm của thịt cóc có chứa nhiều axit amin và nhiều chất vi lượng cần thiết cho sức khỏe. Trong Đông y, thịt cóc được dùng như một loại thực phẩm bổ dưỡng cho người già và cho trẻ em còi cọc.
Trong một vài năm gần đây xuất hiện thông tin về việc sử dụng cóc hay mật cóc chữa bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. Có người đưa tin rằng bệnh đã thuyên giảm nhưng có cũng có thông tin về những trường hợp bệnh không qua khỏi sau lần sử dụng đầu tiên.
PGS. TS. Phạm Duệ, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ăn thịt cóc có thể xảy ra ngộ độc đáng tiếc, bởi con cóc có nọc độc (Bufotoxin) tiết ra ở tuyến dưới da, đặc biệt ở phần gáy và cổ nhiều nhất. Ngoài tuyến độc dưới da, nọc độc cóc còn có ở một số bộ phận trong cơ thể cóc như trong gan, trứng.
Chất Bufotoxin trước đây được ngành y sử dụng để kích thích thần kinh, trợ tim mạch nhưng hiện đã cấm sử dụng và buôn bán vì độc tính và khả năng gây nghiện cho người dùng.
PGS. TS. Phạm Duệ nhấn mạnh, nọc độc này có đặc tính không bị phân hủy vì nhiệt. Dù nấu, xào, rang… thì nó đều không mất hoạt tính. Độc nhất là đánh thẳng vào tim, có thể gây tan máu, liệt cơ, suy thận cấp, vô niệu…
Đông y sử dụng nhựa cóc làm một vị thuốc có tên gọi là Thiềm ô. Vị thuốc này có độc và việc sử dụng phải được kiểm soát kỹ liều lượng cũng như cách bào chế. Còn việc sử dụng theo mách bảo như nuốt mật cóc, nuốt con cóc hay nướng thành than để uống, liệu có tác dụng gì đối với những tế bào ung thư?
PGS. TS. Phạm Duệ cho biết, trong nọc cóc có những thành phần gây nên ảo giác cho con người nên người bệnh ung thư sử dụng con cóc với liều phù hợp có thể có tác dụng giảm đau, tạo ảo giác cho người ta quên đi đau đớn bệnh tật.
PGS. TS. Phạm Duệ, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Hiện chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh được tác dụng điều trị ung thư của việc nuốt cóc, ăn gan mật hay trứng cóc tươi. Trong khi đó, lượng nọc độc trong một con cóc có thể giết chết 4-5 người trưởng thành. Bộ Y tế khuyến cáo cấm sử dụng cóc trong việc chữa bệnh.
Quý vị có thể theo dõi thông tin chi tiết trong chương trình Sạch hay bẩn dưới đây:
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Từ ngày 1-10/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai chiến dịch uống vitamin A vòng II năm 2024 cho trẻ từ 06-35 tháng tuổi.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.