Ai cũng muốn mỉm cười với một hàm răng trắng bóng. Nhưng nhiều thứ có thể ảnh hưởng đến màu sắc răng của bạn và biến chúng thành màu vàng đáng sợ. Điều này có thể làm cho một số người cảm thấy tự ti trong giao tiếp.
Bất kỳ màu nào khác ngoài màu trắng hoặc vàng trắng đều được coi là màu răng bất thường, theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ.
Hầu hết các nguyên nhân của sự đổi màu răng có hai loại chính, đó là do tác động bên ngoài vào răng và do răng bị sâu. Ngoài ra, việc đánh răng không thường xuyên hoặc hút thuốc lá cũng khiến răng xỉn màu.
Những tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến bề mặt của men răng, đó là lớp răng cứng, ngoài cùng. Dù men răng có thể dễ dàng bị xỉn màu, nhưng những vết bẩn này có thể được loại bỏ một cách dễ dàng.
"Nguyên nhân số 1 khiến răng ố vàng là lối sống", tiến sĩ Justin Philipp của Viện Nha khoa J. Philipp Dentistry tại Chandler, Arizona cho biết: "Hút thuốc, uống cà phê và trà, nhai thuốc lá là những nguyên nhân tồi tệ nhất khiến răng ố vàng".
Chất hắc ín và nicotin trong thuốc lá là những hóa chất có thể gây ra những vết bẩn màu vàng trên bề mặt răng, ở những người hút thuốc hoặc nhai thuốc lá.
Theo nguyên tắc chung, bất kỳ thực phẩm hoặc đồ uống nào làm ố quần áo cũng có thể làm xỉn màu răng của bạn. Đó là lý do tại sao thực phẩm và đồ uống tối màu, bao gồm rượu vang đỏ, cola, sô cô la và nước sốt đen - chẳng hạn như nước tương, giấm balsamic, nước sốt mì ống và cà ri - có thể làm mất màu trắng bóng của răng. Ngoài ra, một số loại trái cây và rau quả - chẳng hạn như nho, quả việt quất, anh đào, củ cải đường và quả lựu cũng có khả năng khiến răng bị ố vàng. Những thực phẩm và đồ uống này có hàm lượng chất tạo màu cao, chất tạo màu có thể dễ dàng dính và bám vào men răng.
Thực phẩm và đồ uống có tính axit có thể thúc đẩy quá trình làm mòn men răng và làm cho các sắc tố sẫm màu dễ bám vào răng hơn. Tannin, một hợp chất đắng được tìm thấy trong rượu và trà, cũng giúp các chất chứa sắc tố bám vào men răng, khiến răng bị đổi màu. Nhưng một tin tốt cho những người uống trà, đó là theo một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên tạp chí International Journal of Dental Hygiene cho thấy việc thêm sữa vào trà sẽ làm giảm nguy cơ bị ố răng vì các protein trong sữa có thể liên kết với tannin.
Các nha sĩ khuyến cáo, nên đánh răng ngày 3 lần sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa, lấy cao răng thường xuyên có thể loại bỏ sự tích tụ mảng bám trên răng, dẫn đến ố màu răng.
Tuy nhiên, một nguyên nhân khác khiến răng bị ố màu, đó là các vết bẩn bên trong cấu trúc của răng, được gọi là ngà răng. Những vết bẩn này khó loại bỏ hơn.
Nếu trẻ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh tetracycline hoặc doxycycline trong khi răng vẫn đang phát triển (trước 8 tuổi), răng của chúng có thể chuyển thành màu nâu vàng. Những phụ nữ dùng tetracycline sau tháng thứ tư của thai kỳ hoặc trong khi cho con bú, có thể khiến trẻ bị đổi màu răng sữa, theo Mayo Clinic.
Đối với người trưởng thành, sử dụng nước súc miệng theo toa có chứa chlorhexidine, một hợp chất có thể làm giảm vi khuẩn và điều trị viêm nướu/ viêm lợi, có thể gây ra sự đổi màu nâu trên răng. Ngoài ra, thuốc chống mụn trứng cá minocycline, một dẫn xuất của tetracycline cũng khiến xuất hiện các vết ố răng.
Việc điều trị bằng hóa trị cũng như xạ trị ở đầu và cổ có thể dẫn đến các vết ố bên trong răng. Ngay cả một số loại thuốc tương đối phổ biến, chẳng hạn như thuốc kháng histamin, thuốc chống loạn thần và thuốc huyết áp đôi khi có thể khiến răng trở nên vàng hơn.
Tiến sĩ Edita Outericka, giám đốc nha khoa tại Dynamic Dental ở Mansfield, Massachusetts cho biết có nhiều lý do tại sao một số người có nguy cơ bị ố vàng răng cao hơn những người khác. Outerella giải thích: "Lý do số 1 là di truyền học. Sự thiếu hoàn hảo của răng miệng và sự thiếu vệ sinh amelogenesis là hai rối loạn di truyền khiến cho răng phát triển không đúng và có thể dẫn đến sự đổi màu".
Tuổi tác có thể làm tối màu răng của bạn. Khi bạn già đi, lớp bên ngoài của men răng theo thời gian xỉn đi làm cho răng có màu vàng hơn. Việc bảo vệ tốt nhất chống lại mỏng men răng là đảm bảo tiết nước bọt thích hợp, tránh để khô miệng dẫn tới tạo mảng bám trên răng, theo Mayo Clinic.
Màu răng của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh tật. Tình trạng vàng răng có thể xảy ra sau khi bị sốt cao khi còn nhỏ do bị nhiễm trùng. Bệnh vàng da sơ sinh là một lý do khác có thể gây ra bệnh vàng răng, theo Outericka.
Ngã hoặc chấn thương thể thao ở trẻ nhỏ có thể làm xáo trộn sự hình thành men răng khi răng vĩnh cửu của trẻ em vẫn đang phát triển và có thể dẫn đến xuất hiện màu xám. Những tổn thương tương tự làm tổn thương các dây thần kinh hoặc răng chip ở người lớn cũng có thể dẫn đến sự đổi màu răng vĩnh cửu. Ngoài ra, những người hay nghiến răng trong khi ngủ, có thể từ từ làm mòn lớp men răng, dẫn tới ố vàng răng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Từ ngày 1-10/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai chiến dịch uống vitamin A vòng II năm 2024 cho trẻ từ 06-35 tháng tuổi.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.