
Mạo hiểm gắn bi gây viêm loét
Khoa Nam học và Y học giới tính - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiếp nhận và xử trí cho một nam thanh niên đến khám vì sưng nề, loét da vùng dương vật. Nguyên nhân được xác định do cơ thể phản ứng với dị vật sau khi gắn các bi vào "cậu nhỏ" tại một cơ sở xăm thẩm mỹ ở Hà Nội.
Các bác sĩ đã phải cắt lọc vùng da viêm loét, tháo bỏ dị vật và chỉ định cho bệnh nhân dùng các thuốc kháng sinh, chống viêm và chống dị ứng. Sau 2 tuần, các vết thương mới liền hoàn toàn.
PGS.TS Nguyễn Hoài Bắc - Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính chia sẻ, các vật liệu ngoại lai như bi (có thể là bi sứ, bi thủy tinh) hay các loại vòng silicon khi cấy, ghép vào "cậu nhỏ" đều có nguy cơ gây phản ứng viêm, phù nề, thậm chí hoại tử dương vật. Đặc biệt, nếu việc cấy ghép này được thực hiện ở những cơ sở không có chuyên môn về y khoa thì còn có nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
Theo BS. Bắc, nhu cầu của nam giới trong việc thẩm mỹ "cậu nhỏ" ngày càng tăng cao, giống như nhu cầu tu sửa nhan sắc của chị em phụ nữ. Do đó xuất hiện nhiều phương pháp, thủ thuật, phẫu thuật tăng kích thước dương vật... Tuy nhiên, đi cùng với đó là nhiều biến chứng khó lường.
Cảnh giác với chất làm đầy tăng kích cỡ
ThS.BS Nguyễn Cao Thắng, khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết thêm, cùng với gắn bi, thì tiêm chất làm đầy với mục đích tăng kích cỡ "cậu nhỏ" cũng được không ít quý ông lựa chọn. Tuy nhiên, hệ lụy để lại rất đáng tiếc.
Theo BS. Thắng, mỡ tự thân là một trong những vật liệu đầu tiên được sử dụng làm tăng kích thước dương vật. Tuy nhiên, thời gian tồn tại của các tế bào mỡ rất ngắn nên sau 1 thời gian có thể bị hấp thu không đồng đều làm dương vật mất cân xứng. Ngoài ra, hiện tượng đào thải mỡ ghép và hoại tử mô mỡ có thể gây nên các biến chứng về mặt thẩm mỹ và chức năng rất nặng nề.
Bên cạnh đó, việc tân trang "cậu nhỏ" bằng silicone lỏng cũng được báo động chứa nhiều nguy cơ biến chứng như phù nề tổ chức, biến dạng dương vật, u silicon, áp xe hóa và rối loạn cương dương. Ngoài ra, còn nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc mạch do silicon, viêm phổi và suy đa tạng.
Ở các nước châu Á đã ghi nhận nhiều ca sử dụng các loại dầu như vaseline, paraffin hay các loại dầu có nguồn gốc thực vật khác để tiêm dưới da giúp tăng kích thước dương vật. Hầu hết những loại dầu này đều không thể được chuyển hóa và gây ra các phản ứng dị ứng, viêm, xơ hóa tại chỗ, thậm chí hoại tử da dương vật.
BS. Thắng cho biết thêm, hiện nay trong y học đã có nhiều loại filler hay vật liệu nhân tạo mới được thiết kế phù hợp, không gây phản ứng và không bị đào thải bởi cơ thể người với mục đích giúp các quý ông gia tăng kích cỡ "cậu nhỏ". Tuy nhiên, ngay cả khi sử dụng các vật liệu an toàn an toàn nhưng nếu phẫu thuật ở những cơ sở tư nhân chưa được cấp phép hoặc do những nhân viên y tế chưa được qua đào tạo thì vẫn có nguy cơ cao gây biến chứng.
Khoa Nam học và Y học giới tính đã từng tiếp nhận một bệnh nhân nhiễm trùng nặng sau khi đặt tấm độn tăng chu vi. Một phần lớn vùng da thân dương vật của bệnh nhân sau đó bị hoại tử, phải tiến hành cắt lọc và sử dụng mảng ghép da tự thân.
"Ngoài vấn đề thẩm mỹ của "cậu nhỏ" sau này, các biến chứng trên còn ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý của người bệnh khi mà "tiền mất, tật mang". Vì vậy, dù có nhiều phương pháp được quảng cáo rầm rộ, các quý ông cần có sự lựa chọn thông thái. Theo đó, nam giới nên đến các cơ sở có uy tín, đủ điều kiện cơ sở vật chất và năng lực để thực hiện các thủ thuật khi cần - BS. Thắng khuyến cáo.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Khoa Ngoại Tiêu hóa, BVĐK Hồng Ngọc liên tục tiếp nhận nhiều ca cấp cứu mất máu nghiêm trọng do bệnh trĩ, căn bệnh vốn được coi là lành tính, không đe dọa tính mạng.
VTV.vn - Theo TS. BS. Phan Bích Nga (Trưởng Khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em - Viện dinh dưỡng Quốc gia), tình trạng thấp còi ở trẻ chủ yếu là do thiếu kiến thức về dinh dưỡng.
VTV.vn - Phụ nữ hiện đại luôn dành nhiều sự quan tâm cho vấn đề sức khỏe sắc đẹp, tuổi tác. Một giải pháp chống lão hóa, duy trì sức khỏe và sắc đẹp đó chính là bổ sung NMN.
VTV.vn - Bệnh nhân nam, 74 tuổi, trú tại Hà Nội, nhập viện trong tình trạng hôn mê, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.
VTV.vn - Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh, song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
VTV.vn - Thời đại công nghệ bùng nổ, những chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng và màn hình trò chơi điện tử đã trở thành "người bạn thân" của hàng triệu trẻ em.
VTV.vn - Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận 4 ổ dịch chó dại tại 3 xã của huyện Long Thành và 1 xã của huyện Cẩm Mỹ.
VTV.vn - Người phụ nữ 50 tuổi, vào Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP Hồ Chí Minh) trong tình trạng đau đầu nặng, sụp mí mắt và suy giảm thị lực mắt phải, song thị.
VTV.vn - Sởi là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm và rất dễ lây lan, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm phòng.
VTV.vn - Gần một tuần nay, Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn (Phú Thọ) có đến 25% trẻ nhập viện do các bệnh đường hô hấp - xét nghiệm dương tính với virus hợp bào hô hấp.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 12 tuổi, mắc dị tật tịt cửa mũi sau một bên - một bệnh lý hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1/8.000 trẻ.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm của Trường THCS Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn mới nhất về chẩn đoán và điều trị bệnh sởi, cập nhật nhiều nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống và điều trị căn bệnh này.
VTV.vn - Sáng 29/3, đoàn công tác của Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng.
VTV.vn - Ngày 29/3, Bộ Y tế có công văn hỏa tốc về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.