
80% bệnh mạch vành có thể phòng ngừa được nếu mọi người chủ động tầm soát tim mạch định kỳ, trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và bài tập vận động phù hợp.
Đây là chia sẻ của PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc Trung tâm Tim mạch và các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM trong chương trình tư vấn sức khỏe trực tuyến “Phòng ngừa và điều trị bệnh động mạch vành mạn” do Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Báo điện tử VTV.VN phối hợp tổ chức.
Dấu hiệu nhận biết bệnh động mạch vành
PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh cho biết, động mạch vành là mạch máu nuôi tim và giúp khối cơ này có thể co bóp được. Vì một lý do nào đó mà động mạch vành tắc nghẽn cấp, người bệnh sẽ bị nhồi máu cơ tim cấp; còn nếu bị nghẽn vừa phải và nhiều nhánh thì được gọi là hội chứng động mạch vành mạn hay bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định.
“Bệnh mạch vành là bệnh khá đặc biệt vì triệu chứng rất đa dạng. Có người bệnh không có triệu chứng gì nhưng rồi bỗng dưng đột tử vì bệnh này; hoặc có người bệnh cảm thấy nghẹn ở ngực, đau ngực, đặc biệt thấy đau ở vùng dạ dày (vùng thượng vị) mỗi khi gắng sức; đi lên cầu thang cảm thấy hụt hơi hoặc đột ngột bị ngất thì cần nghĩ ngay đến bệnh động mạch vành.
Ở phụ nữ, cảm giác đau không phải ở trước tim mà có thể bên phải của ngực, khiến nhiều người không nghĩ đó là triệu chứng của bệnh động mạch vành. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu thông tin để nhận biết và phòng ngừa bệnh động mạch vành”, Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh nói.
Theo BS.CKII Huỳnh Ngọc Long, Giám đốc Trung tâm Can thiệp mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, bệnh động mạch vành được chia thành 2 nhóm: bệnh động mạch vành cấp và bệnh động mạch vành mạn.
Nếu như ở nhóm bệnh mạch vành cấp tương đối dễ chẩn đoán, chỉ cần xem xét triệu chứng đau ngực, thực hiện đo điện tim (nhận biết bệnh qua đoạn ST chênh lên, chênh xuống) hoặc thử men tim; thì ngược lại, nhóm bệnh động mạch vành mạn có triệu chứng đa dạng nên cần nhiều phương tiện, máy móc để chẩn đoán chính xác.
Trước tiên, người bệnh được chụp MSCT có thuốc cản quang với độ chính xác đến 80%; sau đó áp dụng các thử nghiệm không xâm lấn như ECG gắng sức, siêu âm dobutamine, xe đạp bàn nghiêng,... để xác định có tình trạng hẹp mạch máu và gây thiếu máu cục bộ vùng cơ tim hay không. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, nhờ kỹ thuật Cardiac Swing, chỉ cần 2 lần chụp, với tổng cộng 7-8 ml thuốc cản quang, bác sĩ có thể thu được hình ảnh 3D động mạch vành ở mọi góc độ thay vì 6-8 lần chụp với lượng thuốc đưa vào cơ thể có thể lên đến 20-30ml như kỹ thuật thông thường. Điều này giúp giảm nguy cơ cho những bệnh nhân mạch vành kèm bệnh gan, thận mạn…
“Khi cấp cứu người bệnh mắc hội chứng mạch vành cấp, thời gian là điều rất quan trọng. Mỗi một giờ trôi qua, số lượng cơ tim chết đi càng nhiều, tỷ lệ tử vong tăng 1% và tỷ lệ suy tim về sau cũng tăng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời gian chuẩn từ khi người bệnh đến bệnh viện cấp cứu cho đến khi thực hiện tái thông mạch vành là 70 phút. Bác sĩ cấp cứu chính là người khởi động toàn bộ ekip, gồm có bác sĩ thông tim, bác sĩ gây mê và bác sĩ nội tim mạch cùng một lúc; trong đó bác sĩ gây mê và bác sĩ nội tim mạch thực hiện nhanh siêu âm để xem có các biến chứng như vỡ tim, tràn dịch màng tim, hở van hay không, sau đó thông báo cho bác sĩ thông tim.
Khi mạch máu người bệnh được mở rộng như nguyên thủy thì lúc đó được định nghĩa là cấp cứu thành công và người bệnh sẽ được đưa về khoa hồi sức hoặc phòng nội trú tiếp tục theo dõi sau can thiệp”, bác sĩ Long nhấn mạnh.
Khi nào cần đặt stent hay phẫu thuật bắc cầu động mạch vành?
TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh cho biết, động mạch vành bị hẹp nặng đến 90% có thể gây nên các cơn nhồi máu cơ tim hoặc tình trạng thiếu máu của tim, suy tim. Do đó, người bệnh cần được tái thông lòng mạch kịp thời.Có 2 kỹ thuật để tái thông mạch máu bị tắc: Một là can thiệp qua đường nội mạch, tức là đưa dụng cụ qua đường mạch máu, từ bên ngoài (ở tay hoặc ở đùi) đưa vào động mạch vành để nong bóng và đặt stent; Hai là phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Với những tổn thương và độ phức tạp không nhiều thì có thể sử dụng phương án đặt stent; ngược lại, khi tình trạng mạch máu tổn thương nhiều, độ phức tạp cao hơn, bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật.
“Với những trường hợp có nhiều bệnh nền, chúng tôi xem xét ở 2 khía cạnh: đầu tiên là bệnh nền đó có tạo ra nguy cơ khi phẫu thuật hay không? Vì nếu là nguy cơ gây tai biến, tử vong cao thì cần phải cân nhắc; ví dụ như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy thận nặng,... Tiếp theo, bác sĩ đánh giá các nguy cơ khác như đái tháo đường, huyết áp cao, rối loạn lipid máu,… để chọn phương pháp phù hợp”, bác sĩ Dũng thông tin.
Hệ thống DSA với cánh tay robot hiện đại tích hợp siêu âm trong lòng mạch (IVUS) giúp bác sĩ Bệnh viện Tâm Anh chọn stent kích thước lớn, giảm tái hẹp. Ảnh: Anh Minh
Hiện nay, ngành can thiệp tim mạch Việt Nam đang phát triển khá nhanh. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, với sự đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, các bác sĩ đã có thể thực hiện nhiều kỹ thuật tiên tiến của thế giới trong điều trị hẹp mạch vành nặng do xơ vữa, tái hẹp trong stent, bệnh nhân bệnh mạch vành lớn tuổi kèm nhiều bệnh nền phức tạp như suy thận mạn, suy gan, suy tim… Không chỉ chụp mạch vành với lượng thuốc cản quang tối thiểu giúp hạn chế biến chứng cho thận, các bác sĩ còn đặt stent kích thước lớn lên đến 5mm, giảm nguy cơ tái hẹp xuống dưới 2%, can thiệp qua đường động mạch quay ở tay giúp bệnh nhân đi lại bình thường ngay sau can thiệp…
Bên cạnh đó, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành ít xâm lấn với những đường mổ nhỏ, thậm chí có những kỹ thuật không cần sử dụng máy tim phổi nhân tạo được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cũng giúp giảm biến chứng trong và sau phẫu thuật, bệnh nhân nhanh hồi phục.
“Bệnh động mạch vành mạn có thể điều trị ổn định và người bệnh hoàn toàn sống khỏe mạnh. Người bệnh cần tuân thủ điều trị và tái khám đúng lịch để được bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe và xử trí kịp thời nếu có bất thường”, Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh nhấn mạnh.
Để đặt lịch khám với các chuyên gia Tim mạch, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, độc giả vui lòng liên hệ:
- Hà Nội:
108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
Hotline: 1800 6858
- TP.HCM:
2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 028 7102 6789 - 0287 300 6858
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Nho được các chuyên gia giới thiệu như một lựa chọn lý tưởng để ăn vặt vì hàm lượng calo thấp và rất giàu dinh dưỡng.
VTV.vn - Tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh, thường xuất hiện ở giai đoạn sớm của trẻ em, kéo dài và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ.
VTV.vn - Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: Bệnh nhân nặng nhất trong 6 ca bệnh bị ngộ độc rượu chuyển vào bệnh viện ngày 30/3 đã tử vong.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa tiếp nhận điều trị cho 4 bệnh nhân mắc viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng sau khi ăn tiết canh và thịt thỏ.
VTV.vn - Bệnh nhân nam 72 tuổi (Hòa Bình) vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng nguy kịch do nhiễm giun lươn lan tỏa.
VTV.vn - Ngày 31/3, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận trường hợp bệnh nhi N.H.A. (14 tuổi, trú tại TP Vinh, Nghệ An) bị nhiễm trùng nặng sau khi điều trị bỏng cồn bằng thuốc nam.
VTV.vn - Bệnh viện Mắt Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi 9 tuổi (dân tộc H’Mông, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) trong tình trạng mắt trái bị rách góc mi trong.
VTV.vn - Bệnh viện Vũng Tàu vừa điều trị thành công cho sản phụ có tình trạng mạch máu tiền đạo trong thai kỳ và đón thành công bé gái nặng 3kg chào đời khỏe mạnh.
VTV.vn - Khoa Ngoại Tiêu hóa, BVĐK Hồng Ngọc liên tục tiếp nhận nhiều ca cấp cứu mất máu nghiêm trọng do bệnh trĩ, căn bệnh vốn được coi là lành tính, không đe dọa tính mạng.
VTV.vn - Thời tiết diễn biến thất thường làm cho vi khuẩn, virus thuận lợi phát triển, làm cho các thức ăn dễ bị hư, nhiễm khuẩn khiến trẻ nhập viện do bị tiêu chảy tăng.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định vừa chẩn đoán chính xác ca bệnh hiếm xơ cứng bì cho nam bệnh nhân 61 tuổi.
VTV.vn - Đây là trường hợp tử vong do bệnh dại thứ 2 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới xếp bệnh giun rồng vào nhóm bệnh nhiệt đới bị lãng quên và là một trong những bệnh ký sinh trùng được ưu tiên loại trừ trên phạm vi toàn cầu.
VTV.vn - Trong tuần qua (từ ngày 21/3 đến ngày 28/3), Hà Nội ghi nhận 189 trường hợp sởi tại 28 quận, huyện.
VTV.vn - Theo TS. BS. Phan Bích Nga (Trưởng Khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em - Viện dinh dưỡng Quốc gia), tình trạng thấp còi ở trẻ chủ yếu là do thiếu kiến thức về dinh dưỡng.