Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) những ngày qua tiếp nhận điều trị nội trú cho trên 80 bệnh nhi, trong đó, có khoảng 70% bệnh nhi mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm tiểu phế quản cấp, viêm phế quản phổi, viêm mũi họng cấp, sốt do virus… và những bệnh mạn tính dễ tái phát phát như hen phế quản.
Đa số bệnh nhi nhập viện dưới 5 tuổi đều có các triệu chứng như sốt cao, ho, khàn tiếng, chảy nước mũi… Nếu không điều trị sớm sẽ dễ dẫn đến những biến chứng như suy hô hấp, viêm não màng não, nhiễm khuẩn huyết… thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Theo các bác sĩ, viêm đường hô hấp là nhiễm trùng của đường thở từ tai, mũi, họng cho đến các đường dẫn khí khác. Viêm đường hô hấp được chia thành 2 nhóm: viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới.
Các biểu hiện lâm sàng của viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau. Thông thường, trẻ bắt đầu với các triệu chứng ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi, thở nhanh, cánh mũi phập phồng, nặng hơn nữa là nhìn thấy lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào, thở rít, tím tái. Nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có thể hôn mê, co giật… hoặc thậm chí có thể tử vong.
Bác sĩ Nguyễn Thị Sơn, Phó Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết: Không phải tất cả các bệnh về viêm đường hô hấp cần phải sử dụng kháng sinh để điều trị. Việc tự ý cho trẻ uống kháng sinh điều trị là hết sức nguy hiểm.
Viêm đường hô hấp chủ yếu do virus, một tỷ lệ nhỏ là do nhiễm khuẩn. Nên việc sử dụng kháng sinh phải theo chỉ định của bác sĩ. Khi dùng kháng sinh kéo dài nhiều đợt có thể gây ra tác hại xấu tới trẻ: dị ứng, sốc phản vệ, ngộ độc thậm chí nặng hơn là kháng kháng sinh gây khó khăn cho việc điều trị.
Khi trẻ có triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để đánh giá được mức độ bệnh. Nếu bệnh ở mức nhẹ và trung bình, cha mẹ sẽ được hướng dẫn chăm sóc trẻ tại nhà. Hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp cấp có thể tự khỏi nếu được chăm sóc tốt. Quá trình chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp cấp, cha mẹ cần lưu ý:
Thông thường với những trẻ sốt dưới 38,5 độ C, nếu không có bệnh lý gì đặc biệt thì chỉ sử dụng các biện pháp hạ sốt thông thường như mặc quần áo thoáng mát, nằm phòng đủ ấm hoặc chườm ấm cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bị sốt trên 38,5 độ C, có thể sử dụng một số loại thuốc hạ sốt như paracetamol, liều lượng tính theo cân nặng của đứa trẻ, thông thường là 10-15mg/kg cân nặng và cứ khoảng 4 - 6 tiếng có thể lặp lại liều ấy 1 lần.
Khi cơn co giật do sốt xảy ra, cần nhanh chóng để trẻ nằm ở tư thế thoải mái, nghiêng một bên, không bế ngửa hay ghì chặt trẻ và dùng thuốc hạ sốt cho trẻ bằng cách nhét thuốc dạng viên đạn vào hậu môn trẻ( nếu có sẵn) với liều tương đương liều uống. Thường những cơn co giật do sốt lành tính chỉ kéo dài trong 20 giây và dưới 2 phút đứa trẻ sẽ trở lại không còn hiện tượng co giật nữa, tuy nhiên vẫn phải đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra. Nếu xảy ra những cơn co giật phức hợp, là những cơn co giật kéo dài trên 2 phút, đưa trẻ đến ngay bệnh viện để các bác sĩ có thể xử lý được.
Vệ sinh mũi hàng ngày để giúp trẻ thông thoáng đường thở bằng cách lấy khăn khô mềm (khăn giấy là tốt nhất) hoặc dùng nước muối sinh lý nhỏ vào hai bên mũi để làm loãng dịch mũi loại dùng cho trẻ em, sau đó dùng tăm bông sạch ngoáy mũi hoặc dùng dụng cụ để hút mũi, tuy nhiên cũng nên thận trọng với từng trường hợp cụ thể.
Tăng cường chế độ dinh dưỡng để trẻ tăng sức đề kháng, nhanh chóng hồi phục sức khỏe: Đối với trẻ bú mẹ, cho trẻ bú theo nhu cầu, bú nhiều lần hơn so với bình thường. Với trẻ lớn, chuẩn bị cho trẻ các thức ăn mềm, dễ nuốt, cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày. Tăng cường rau xanh, trái cây.
Khi chăm sóc trẻ tại nhà thấy một trong những triệu chứng sau đây như: Trẻ không ăn uống được hoặc không bú sữa; Trẻ khó thở, thở gấp, thở rút lõm lồng ngực… đây là biểu hiện của bệnh viêm phổi, cũng là biến chứng nguy hiểm của viêm đường hô hấp; Trẻ sốt cao từ 2 - 5 ngày mà uống thuốc hạ sốt không đỡ… thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Đối với việc phòng ngừa viêm đường hô hấp cho trẻ, cha mẹ nên chăm sóc, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ; cho trẻ bú sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể; tiêm phòng đầy đủ; cho trẻ uống Vitamin A và D3 theo hướng dẫn; vệ sinh mũi họng cho trẻ hằng ngày; giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh và thoáng mát khi trời nóng; tránh nơi ô nhiễm môi trường, khói bụi, khói thuốc lá; tránh tiếp xúc gần với những người có biểu hiện ho, sốt và vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ôm hoặc bế trẻ…
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Tính đến tuần 46, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết và là tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam (chiếm 25%).
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.