Anh N.V.Q. (trú tại phường Trảng Dài, TP. Biên Hoà, Đồng Nai) cho biết, con gái 5 tuổi của anh bị ngứa ở vùng lưng, tay chân, ngứa nhiều về ban đêm. Gia đình có mua một số loại thuốc trị ngứa thông thường ở tiệm thuốc tây về bôi cho con, nhưng tình trạng vẫn cứ tái diễn làm cho giấc ngủ của con không được ngon. Sau đó, anh đã đưa con đi khám tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai thì được bác sĩ chẩn đoán bị ghẻ.
BS.CKI Phạm Hoài Minh Phương, Bệnh viện Da liễu chia sẻ: Bệnh ghẻ là bệnh do kí sinh trùng ghẻ (còn gọi là Sarcoptes Scabiei hominis) gây ra. Bệnh thường lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với da người bệnh, đồ dùng, quần áo mang kí sinh trùng. Bệnh có thể xuất hiện thành ổ dịch ở các đơn vị tập thể, vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp như nhà trẻ, trại giam...
Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ yếu, ghẻ đực thường chết sau khi giao hợp, ghẻ cái ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, đào hang về ban đêm, đẻ trứng về ban ngày, trứng nở thành ấu trùng và lột xác trở thành ghẻ trưởng thành. Ban đêm, ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực, đây là lúc ngứa nhất (dấu hiệu ngứa vào ban đêm), dễ lây truyền nhất, vì ngứa gãi làm vương vãi ghẻ cái ra quần áo, giường chiếu…
Con ghẻ có hình bầu dục, vòng đời từ 30-60 ngày. Ghẻ cái sống từ 4-6 tuần, đẻ mỗi ngày từ 1-5 trứng, sau 3-7 ngày trứng nở thành ấu trùng và qua nhiều lần lột xác thì hình thành ghẻ trưởng thành. Sau đó bò ra khỏi hang, giao hợp và tiếp tục đào hầm, đẻ trứng mới. Ghẻ thường đào hang vào buổi tối gây nên triệu chứng ngứa dữ dội vào ban đêm.
Ngứa dữ dội vào ban đêm là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của bệnh nhân mắc bệnh ghẻ. Ngứa gặp ở hầu hết bệnh nhân, ngứa nhiều nhất về đêm, lúc đi ngủ, ngứa vùng da non nhiều như vùng cạp quần, bẹn, mặt trong đùi. Ở trẻ em ngứa nhiều gây khó ngủ, quấy đêm. Bệnh nhân thường đi kèm các tổn thương trầy xước do cào gãi nhiều.
Các sẩn nhỏ màu đỏ phân bố rải rác ở vùng cổ tay, quanh rốn, sinh dục, ngực, mông, các nếp gấp. Hình ảnh "đường hầm" do cái ghẻ đào trong lớp sừng khi đẻ trứng ở vị trí cổ tay, lòng bàn tay, ngón tay và mặt bên ngón đôi khi còn gặp ở lòng bàn chân, sinh dục, mông… Đường hầm có hình ngoằn ngoèo, màu trắng nhạt kèm theo vảy da và mụn nước. Ở đầu đường hầm có mụn nước 1 - 2 mm đường kính, đây chính là nơi cư trú của cái ghẻ. Những tổn thương thứ phát và biến chứng nhiễm khuẩn, viêm da, eczema hóa thường che lấp, làm lu mờ tổn thương đặc hiệu và gây khó khăn cho chẩn đoán. Thời gian ủ bệnh của bệnh ghẻ thường 4-6 tuần.
"Để chẩn đoán bị bệnh ghẻ hay không phải dựa vào triệu chứng lâm sàng, yếu tố dịch tễ và phát hiện kí sinh trùng ghẻ trên kính hiển vi. Tuy nhiên, đôi khi không tìm thấy kí sinh trùng ghẻ trên kính hiển vi, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ để quyết định điều trị sớm. Hiện tại, bệnh ghẻ có thể điều trị khỏi hoàn toàn và phải điều trị đồng thời cho cả gia đình sống chung với nhau. Để điều trị bệnh ghẻ, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bôi, tắm, xịt là chủ yếu kèm theo có thuốc uống nếu cần" - BS Phương cho biết thêm.
Để phòng ngừa bệnh ghẻ một cách hiệu quả, quan trọng nhất là cách vệ sinh đồ đạc, quần áo trong quá trình điều trị. Đó là giặt sạch quần áo, chăn màn, phơi nơi khô nắng, thoáng mát hoặc sấy khô. Đồ dùng cá nhân, đồ đạc vệ sinh hoặc cho vào túi nilon buộc kín trong ít nhất 72 giờ vì ghẻ thường chết khi không kí sinh trên người trong 2-3 ngày.
Bên cạnh đó, hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh, người đang mắc bệnh, không ngủ chung, không dùng chung quần, áo, chăn màn. Vệ sinh cá nhân hàng ngày với xà phòng, đặc biệt là ở các nếp như: Kẽ các ngón tay, bẹn, rốn... Khi có những triệu chứng nghi ngờ, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc chuyên khoa để khám, điều trị.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim rối loạn nhịp tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO)
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa kịp thời xử trí cho một trường hợp trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết.
VTV.vn - Bệnh nhân 57 tuổi, đi xe máy tự ngã, nhập viện trong tình trạng sưng nề, bầm tím mắt trái, vết thương phức tạp vùng môi trên...
VTV.vn - Bệnh nhân 28 tuổi, bị biến chứng nghiêm trọng do tự chữa trị bỏng không đúng cách bằng cao sim - một loại cao tự chế thường được sử dụng trong dân gian.
VTV.vn - Sau một ngày làm việc ở nghĩa trang trở về, ông N.T.T., (60 tuổi, Tuyên Quang - làm nghề quản trang) thấy trên ngực xuất hiện một nốt đỏ như một nốt mụn thông thường.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp nam thanh niên (24 tuổi, Hà Nội) bị gãy xương cánh tay phải do tham gia trò chơi vật tay với bạn.
VTV.vn - Trong 2 ngày liên tiếp, Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh tiếp nhận 2 trường hợp bị đèn sân khấu trong đám cưới chiếu vào và mắt mờ đột ngột.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TP Hồ Chí Minh tiếp nhận liên tiếp 2 trường hợp đột quỵ khi thức giấc trong cùng một buổi sáng.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận và cứu sống thành công một trường hợp bệnh nhân 76 tuổi, vỡ phình động mạch chủ bụng.
VTV.vn - Ovisure Gold – giải pháp dinh dưỡng lý tưởng cho người xương khớp: giảm đau nhức, cải thiện thoái hóa, cung cấp dưỡng chất nâng cao sức khỏe bền vững.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 2/2025.
VTV.vn - Chiều ngày 15/1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ, 67 tuổi, trong tình trạng hôn mê sâu.
VTV.vn - TS. BS Nguyễn Thu Hương là bác sĩ hàng đầu trong ngành nhãn khoa, và được mệnh danh là "Bàn tay vàng" trong lĩnh vực phẫu thuật khúc xạ, thể thủy tinh, dịch kính.
VTV.vn - Hội chứng bong vảy da do tụ cầu, trước đây là gọi là bệnh Ritter, một bệnh lý nhiễm trùng da cấp tính gây nên bởi độc tố của vi khuẩn tụ cầu vàng.
VTV.vn - Tìm đến thẩm mỹ để làm đẹp vòng 1 sau khi sinh con, bệnh nhân nữ 19 tuổi đã gặp phải biến chứng vì tiêm chất làm đầy.