Tại Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ, mỗi ngày tiếp nhận gần 300 người bệnh đến khám các vấn đề về mắt, trong đó có nhiều trường hợp người bệnh viêm kết mạc. Bệnh viêm kết mạc thường xuất hiện từ cuối tháng 7 và đặc biệt tăng cao vào thời điểm giao mùa do thời tiết thường diễn biến thất thường từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao… Đây là những thời điểm mà cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch.
Theo BSCKI. Hoàng Kim Tuyến, Trưởng Khoa Kết giác mạc - Chấn thương, Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ, viêm kết mạc hay tên gọi dân gian là đau mắt đỏ, xảy ra khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi gặp phải tình trạng viêm nhiễm. Người bệnh bị viêm kết mạc thường có biểu hiện ngứa, đỏ mắt, cộm rát, mắt tiết nhiều gỉ kèm theo chảy nước mắt, mi mắt sưng nề, đau nhức; người bệnh còn có triệu chứng sốt nhẹ, đau họng, ho, nổi hạch sau tai… Ngoài ra, bệnh lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc lây gián tiếp khi dịch tiết của người bệnh dính vào dụng cụ cá nhân, đồ dùng và người khác chạm phải. Tốc độ lây lan của bệnh viêm kết mạc trong cộng đồng rất nhanh, nên những địa điểm công cộng, nơi mật độ dân cư cao thường tiềm ẩn nguy cơ "bùng phát thành dịch". Bệnh viêm kết mạc là bệnh lành tính dễ điều trị, tuy nhiên, một số trường hợp bị biến chứng giác mạc, viêm giác chấm, đốm nếu điều trị muộn và không đúng cách.
Bệnh viêm kết mạc thường lành tính, ít để lại di chứng, thông thường người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, gây biến chứng, bệnh viêm kết mạc có thể dẫn tới viêm, loét giác mạc, thậm chí mù lòa. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người chủ quan với bệnh viêm kết mạc, tự ý mua thuốc điều trị tại nhà không đúng cách. Đến khi bệnh kéo dài không khỏi hoặc diễn biến nặng, mới đến thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa.
BSCKI. Hoàng Kim Tuyến cho biết thêm: Bệnh nhân viêm kết mạc có thể theo dõi tại nhà, thực hiện chườm lạnh để giảm khó chịu mắt, sưng mi; rửa mặt, rửa tay thường xuyên với xà bông; không đi bơi, tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh không đỡ, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
Bệnh viêm kết mạc nguyên nhân do virus kéo dài 4 - 7 ngày rồi tự khỏi, nhưng lại dễ lây lan. Trường hợp này, không cần dùng kháng sinh vì không có tác dụng đối với virus, người bệnh chỉ cần rửa sạch mắt mỗi ngày. Ngoài ra, nếu vi khuẩn là tác nhân gây đau mắt đỏ, cần uống thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp tra thuốc mỡ bôi mắt.
Để phòng ngừa bệnh viêm kết mạc lây lan trong cộng đồng, mỗi người dân cần: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…; vệ sinh mắt, mũi, họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường; sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh; hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh viêm kết mạc; người bệnh, người nghi bị bệnh viêm kết mạc cần hạn chế tiếp xúc với người khác. Người bệnh có các biểu hiện của bệnh viêm kết mạc tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, không áp dụng phương pháp dân gian như xông mắt bằng lá trầu không bởi có thể dẫn đến biến chứng nặng nề, gây bỏng, hỏng giác mạc; cần phải đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.