Hiện đã có bằng chứng xác nhận rằng một người nhiễm HIV, được điều trị bằng thuốc kháng virus và khi đạt tải lượng virus ở ngưỡng không phát hiện được trong máu thì nguy cơ lây truyền HIV sang người khác qua đường tình dục rất thấp từ không đáng kể đến không có nguy cơ.
Tải lượng virus không phát hiện được cũng được định nghĩa là khi có dưới 200 bản sao/ml máu. Điều này có ý nghĩa rằng: một người nhiễm HIV được điều trị ARV khi có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện sẽ vừa bảo vệ sức khỏe cho người sống chung với HIV và ngăn ngừa lây nhiễm HIV sang bạn tình. Đồng thời nó giúp giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV và khuyến khích những người nhiễm HIV tuân thủ điều trị.
Tuyên bố trên do Cộng đồng y khoa và khoa học toàn cầu đi tiên phong trong nghiên cứu và điều trị HIV/AIDS công bố tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 9 về AIDS tại Paris tháng 7 năm 2017. Theo công bố, "một mức tải lượng virus HIV không phát hiện được có nghĩa là HIV không còn khả năng lây truyền".
Công bố trên được Tiến sĩ Julio Montaner tuyên bố trên dựa trên ba nghiên cứu khác nhau:
Nghiên cứu thứ nhất được thực hiện trên 1.763 cặp dị nhiễm HIV ở châu Phi, châu Á và Mỹ (cặp dị nhiễm tức là 1 người nhiễm HIV còn 1 người không nhiễm HIV) trong thời gian từ năm 2005 đến 2015. Trong số này có tới 97% quan hệ tình dục khác giới. Năm 2011, khi đánh giá sơ bộ cho thấy khi nhóm điều trị ARV có thể giảm nguy cơ lây truyền HIV qua bạn tình tới 96%. Đây cũng là cơ sở khoa học cho hướng dẫn "điều trị là dự phòng (TasP)". Tại báo cáo đánh giá cuối kỳ vào năm 2016 đã kết luận: "Không có trường hợp nào bị lây nhiễm HIV khi bạn tình nhiễm HIV của họ có tải lượng HIV-1 bị ức chế liên tục – tức dưới 200 bản sao/ml máu".
Nghiên cứu thứ hai thực hiện trên 1.166 cặp dị nhiễm HIV ở 14 nước châu Âu và bắt đầu thực hiện năm 2010 ở cả các cặp quan hệ tình dục khác giới và đồng tính nam. Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đường âm đạo và hậu môn mà không sử dụng bao cao su hoặc sử dụng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) khi bạn tình nhiễm có tải lượng HIV thấp hơn 200 bản sao/ml máu. Đánh giá sơ bộ năm 2016 với 1.238 cặp-năm ở những người nhiễm có tải lượng HIV dưới 200 bản sao/ ml và không sử dụng bao cao su; không dùng PrEP với gần 58.000 lượt quan hệ tình dục không dùng bao cao su cũng cho thấy: "Không có trường hợp nào bị lây nhiễm HIV trong 1.238 cặp-năm".
Nghiên cứu thứ ba được thực hiện trên 358 cặp dị nhiễm HIV ở Úc, Brazil và Thái Lan từ năm 2012 trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Năm 2016, khi đánh giá sơ bộ với 591 cặp-năm và tổng số 16.889 lượt quan hệ tình dục không dùng bao cao su khi bạn tình nhiễm HIV có tải lượng HIV thấp hơn 200 bản sao/ml và gần 12.000 lượt quan hệ tình dục không dùng bao cao su khi bạn tình âm tính không dùng PrEP cũng cho thấy: "Không có trường hợp nào bị lây nhiễm HIV từ bạn tình nhiễm HIV khi họ có tải lượng HIV dưới 200 bản sao/ml và không dùng bao cao su hay PrEP". "...Điều này có nghĩa là khi người bệnh uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định, đạt được và duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện sẽ thực sự không có nguy cơ làm lây truyền HIV sang bạn tình HIV âm tính.".
Tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện ở đây được định nghĩa là nhỏ hơn 200 bản sao/ml máu. Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ (CDC) kết luận: Người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV có tải lượng HIV trong máu dưới ngưỡng phát hiện thì không có nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục. Tuy nhiên CDC cũng nhấn mạnh: "Tùy thuộc vào loại thuốc điều trị có thể phải mất đến 6 tháng để đạt mức tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện. Tải lượng HIV được ức chế liên tục và đáng tin cậy đòi hỏi phải người bệnh phải được sử dụng loại thuốc phù hợp và tuân thủ điều trị tốt. Việc đo tải lượng HIV cần được theo dõi định kỳ để đảm bảo lợi ích sức khỏe người bệnh và sức khỏe cộng đồng".
Một điều cũng đáng lưu ý là: Tải lượng virus HIV không phát hiện được chỉ ngăn ngừa lây truyền HIV sang các bạn tình chứ không ngăn ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai… trong khi bao cao su có thể giúp ngăn ngừa lây truyền HIV cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác và ngăn ngừa việc có thai. Do vậy, CDC cũng khuyến cáo: Việc lựa chọn phương pháp dự phòng HIV có thể khác nhau tùy thuộc vào hành vi quan hệ tình dục, hoàn cảnh và các mối quan hệ của một người. Ví dụ, nếu có ai đó quan hệ tình dục với nhiều bạn tình hoặc trong mối quan hệ không phải là một vợ một chồng, họ có thể cân nhắc sử dụng bao cao su để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Việc tuân thủ điều trị nghiêm ngặt, hoặc dùng thuốc ARV theo đơn đã kê của thầy thuốc có ý nghĩa rất quan trọng để duy trì ức chế tải lượng virus.
Một vấn đề nữa cần lưu ý là: Không phát hiện = Không lây truyền" chỉ có ý nghĩa dự phòng với lây truyền HIV qua đường tình dục. Thông điệp này không áp dụng với lây truyền HIV qua dùng chung kim tiêm khi tiêm chích. Do vậy ngay cả người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế vẫn phải sử dụng bơm kim tiêm sạch và không dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.