Gia đình bệnh nhi cho biết: Một tuần trước khi vào viện, bệnh nhi xuất hiện ho, khò khè nên được gia đình đưa đến phòng khám tư để khám. Tại đây, các bác sĩ kê đơn thuốc về nhà uống.
Sau 5 ngày dùng thuốc tại nhà nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm, bệnh nhi được gia đình đưa đến Bệnh viện Sản Nhi Thái Bình để thăm khám và điều trị. Sau khi tiến hành chụp X-quang, các bác sĩ phát hiện có dị vật cản quang vị trí thực quản của bệnh nhi.
Bệnh nhi được chẩn đoán viêm phổi nặng, suy hô hấp, dị vật thực quản. Sau đó, được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để thăm khám và tiếp tục điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Minh Khôi, Khoa Ngoại tổng hợp cho biết: Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng (sốt 39 độ, môi khô, lưỡi bẩn) và suy hô hấp (thở nhanh nông, rút lõm lồng ngực). Bệnh nhi được chỉ định chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính ngực, các bác sĩ phát hiện hình ảnh dị vật cản quang hình tròn nằm tại thực quản ngực của bệnh nhi.
Hình ảnh dị vật cản quang hình tròn nằm tại thực quản ngực của bệnh nhi. Ảnh: BVCC
Bệnh nhi được ổn định huyết động, hỗ trợ hô hấp bằng oxy mask, dùng kháng sinh và chỉ định phẫu thuật nội soi tiêu hóa kiểm tra và lấy dị vật.
Trong quá trình nội soi, các bác sĩ tìm thấy dị vật viên pin dạng cúc áo đường kính 2,5cm tại thực quản ngực, cách cung răng 14cm và được gắp bằng dụng cụ nội soi. Sau khi gắp dị vật, các bác sĩ phát hiện thành thực quản và khí quản của bệnh nhi bị loét thủng tạo thành một đường rò kích thước 2cm, bờ viêm nề chảy máu.
Bệnh nhi được chẩn đoán rò khí thực quản do dị vật tiêu hoá. Các bác sĩ đã đặt ống nội khí quản và chuyển bệnh nhi đến Khoa Hồi sức tích cực ngoại khoa. Qua nội soi hô hấp, phát hiện vị trí lỗ rò nằm trên ngã ba khí phế quản 1,5cm với đường kính 1cm. Bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật mở ngực.
Quá trình phẫu thuật gặp rất nhiều khó khăn do tổn thương là hậu quả của quá trình viêm loét, bị xé rộng, chảy máu và mủn nát. Ngoài ra, do vị trí lỗ rò nằm sát trên ngã ba khí phế quản, ảnh hưởng đến thông khí trong mổ. Tuy nhiên, sau 3 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã thực hiện thành công việc cắt đường rò, khâu tạo hình lại thành thực quản và khí quản.
Sau phẫu thuật, tình trạng sức khỏe bệnh nhi tiến triển tốt. 10 ngày sau mổ ,bệnh nhi được rút ống nội khí quản, hình ảnh nội soi hô hấp và chụp thực quản sau mổ cho thấy các đường khâu liền tốt.
Dị vật pin cúc áo phát hiện qua nội soi tiêu hoá. Ảnh: BVCC
Hiện tại, sau 20 ngày phẫu thuật, sức khỏe của bệnh nhi ổn định, ăn uống bình thường, dự kiến sẽ được xuất viện trong một vài ngày tới.
Theo bác sĩ Khôi, trường hợp bệnh nhi trên nếu không được phẫu thuật kịp thời, tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhi sẽ lan rộng, áp xe trung thất, nhiễm trùng huyết, nguy hiểm đến tính mạng.
Cũng theo bác sĩ Khôi, tình trạng trẻ nuốt dị vật đường tiêu hóa khá thường gặp, dị vật sau nuốt phần lớn đều đi qua họng vào ống tiêu hóa, sau đó được đào thải tự nhiên theo phân và không gây ra vấn đề gì cho trẻ. Tuy nhiên, các loại pin cúc, pin điện thoại… thường chứa các nguyên tố độc hại, khi bị han rỉ hoặc thủng, rò rỉ, các chất này có thể đi ra ngoài, gây độc hại. Tính gây bỏng, độc niêm mạc đường tiêu hóa khi pin rò rỉ là cực kỳ cao, khó phục hồi về hình thái và chức năng các cơ quan nếu đã tổn thương.
Do đó, để phòng tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ, bác sĩ Khôi khuyến cáo: Các bậc phụ huynh khi trông giữ trẻ, không làm việc khác mà phải thường xuyên giám sát, giữ trẻ trong tầm mắt. Các đồ vật nhỏ như đồng xu, pin, kim, tăm… hay những hóa chất có thể gây nguy hiểm cho trẻ như dầu hỏa, xăng, nước giặt, kể cả nước sôi… phải để xa tầm tay của trẻ.
Bên cạnh đó, cần kiểm tra đồ chơi của trẻ thường xuyên để đảm bảo các khe cắm pin đã khóa trong và an toàn. Khi phát hiện trẻ nuốt dị vật hay có các biểu hiện bất thường như nôn, nuốt đau, nuốt khó, đau bụng… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được theo dõi và điều trị kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.