
Gần 30 năm gắn bó với công tác truyền máu, mang nhóm máu phenotype hay còn gọi là nhóm máu "chọn", chị Hiền thường không thể hiến máu định kỳ mà chỉ hiến khi nào có người bệnh cùng nhóm máu với chị cần truyền máu.
Công việc thường ngày của ThS. Đỗ Thị Hiền là điều chế các đơn vị máu thu nhận được từ người hiến máu thành các chế phẩm cần thiết để truyền cho người bệnh. Từ một túi máu, chị Hiền và đồng nghiệp sẽ "hô biến" thành các đơn vị hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương… để phù hợp với nhu cầu điều trị.
Dành cả thanh xuân để cống hiến cho ngành Y, chị Hiền đã trải qua biết bao kỷ niệm vui, buồn, căng thẳng, hạnh phúc để mục đích cuối cùng là có thêm nhiều người bệnh được cứu sống và khỏe mạnh.
Từ những túi máu tiếp nhận từ người hiến máu, người KTV điều chế sẽ thực hiện các thao tác theo đúng quy trình để trở thành những chế phẩm máu hoàn thiện, phù hợp với nhu cầu của người bệnh.
"Tôi có một kỷ niệm vô cùng khó quên khi Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vẫn còn trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai, khi đó đang là cao điểm của dịch sốt xuất huyết. Tôi nhớ có một bệnh nhân nguy kịch do tiểu cầu giảm sâu. Thời điểm ấy ý thức của người dân về hiến máu tình nguyện chưa được tốt như bây giờ nên chúng tôi không có sẵn tiểu cầu phù hợp để truyền, do đó tôi phải thuyết phục người nhà hiến máu và quá trình ấy rất khó khăn do người nhà vẫn còn nhiều lo ngại khi hiến máu" - chị Hiền kể lại.
Chưa dừng lại ở đó, khi chị Hiền và đội ngũ y, bác sĩ thuyết phục được người nhà người bệnh hiến máu và trải qua một quá trình xét nghiệm, sàng lọc, điều chế để có được sản phẩm tiểu cầu thì tình trạng của người bệnh đã chuyển biến xấu. Khi đó, người nhà kiên quyết xin đưa bệnh nhân về vì quan niệm muốn để bệnh nhân mất tại nhà. Chị Đỗ Thị Hiền đã thuyết phục người nhà rằng quan trọng nhất là sức khỏe của bệnh nhân được hồi phục, hơn nữa tiểu cầu cũng đã hoàn thiện nên hãy cắm truyền cho bệnh nhân ngay trên đường về nhà.
Đúng như dự đoán, dù người nhà đã tuyệt vọng và chuẩn bị hậu sự nhưng sau khi được truyền tiểu cầu, người bệnh đã tỉnh lại và ngay lập tức được đưa trở lại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi tiếp tục điều trị tại đây, người bệnh đã hoàn toàn khỏe mạnh trở lại.
"Kể ra thì ngắn nhưng quá trình chúng tôi thuyết phục người nhà, xử lý chế phẩm máu là một sự đấu tranh vô cùng căng thẳng cũng như gấp rút của toàn bộ kíp trực. Nhưng thời điểm ấy chúng tôi không nghĩ gì nhiều cả, chỉ biết là làm sao để người bệnh được sống và khỏe mạnh" - chị Hiền cho hay.
"Dù quá trình có khó khăn đến đâu thì chúng tôi vẫn quyết tâm vì mục đích cuối cùng là người bệnh được khỏe mạnh" - ThS. Đỗ Thị Hiền cho biết.
Từ những ngày công tác tuyên truyền, vận động hiến máu còn khó khăn cho đến nay, hiến máu tình nguyện đã trở thành thói quen tốt của nhiều người dân. ThS. Đỗ Thị Hiền chia sẻ rằng chị hạnh phúc vô cùng khi chị và các đồng nghiệp là những người góp phần đưa những đơn vị máu từ người hiến đến với người bệnh: "Để nâng cao ý thức hiến máu tình nguyện của người dân thì bản thân những cán bộ y tế như chúng tôi sẽ luôn là người tiên phong đi đầu. Tôi nhớ thời điểm dịch COVID-19, lượng máu dự trữ khan hiếm do người dân phải thực hiện giãn cách xã hội, trong khi đó, giai đoạn này, Viện Huyết học - Truyền máu TW còn phải cung cấp máu cho các trung tâm y tế lớn ở Nam Bộ, Tây Nguyên.
Thời điểm đó, chúng tôi tăng ca liên tục, luôn luôn phải giữ đúng khoảng cách an toàn và vẫn đảm bảo tiến độ công việc được hoàn thành để còn kịp gửi máu đi.
Không chỉ thế, ngay trong khi làm việc, những người đủ điều kiện cũng tham gia hiến máu, sau đó chúng tôi trực tiếp điều chế đơn vị máu mà mình đã hiến. Giai đoạn đó căng thẳng, vất vả và nhớ nhà nữa nhưng tôi và các đồng nghiệp đều cảm thấy hạnh phúc vì chúng tôi đã tạo ra những sản phẩm vô cùng ý nghĩa".
Không chỉ cống hiến về chuyên môn, chị Hiền còn là người luôn động viên, an ủi, truyền năng lượng tích cực cho các đồng nghiệp trẻ tuổi.
Trong những ngày tháng khó khăn ấy, những người nhân viên y tế như chị Đỗ Thị Hiền và đồng nghiệp đã nén lại nỗi buồn khi phải xa gia đình để cách ly và làm việc. Nhưng trách nhiệm và sự nhiệt huyết, tận tâm của những cán bộ y tế đã thôi thúc họ gác lại nỗi niềm riêng để cống hiến hết mình vì sức khỏe người bệnh. "Một miếng khi đói bằng 1 gói khi no", những đơn vị máu của các y, bác sĩ trong tâm dịch chính là liều thuốc cứu mạng, có ý nghĩa đặc biệt đối với người bệnh trên khắp cả nước.
Mang nhóm máu chọn Phenotype, chị Đỗ Thị Hiền tâm sự thêm: "Nhiều khi thấy các bạn trẻ, các bạn đồng nghiệp hiến máu định kỳ thì tôi cũng muốn đi, đôi lúc mình cũng cảm thấy buồn. Nhưng vì nhóm máu của mình đặc biệt và người bệnh có nhóm máu chọn cũng đã rất khó khăn, vậy nên tôi vẫn hạnh phúc và tự hào. Hiến máu nhiều hay ít không quan trọng, mục đích cuối cùng của chúng ta chính là người bệnh được điều trị và khỏe mạnh".
Chị Hiền cùng con gái hiến máu trong ca trực ngày Tết. Với chị, gia đình là điểm tựa vững chắc để chị yên tâm hoàn thành công việc.
Mỗi khi có người bệnh cần, chị Hiền lại sắp xếp công việc để đi hiến máu ngay, không kể ngày thường hay lễ, Tết. Có lẽ sự cống hiến bền bỉ, tinh thần làm việc nhanh chóng, khẩn trương trong suốt 1 phần 3 thế kỷ gắn bó với nghề Y đã tạo nên một nữ cán bộ y tế nhiệt huyết, hết mình vì người bệnh mà sẵn sàng gác lại những lợi ích cá nhân của mình.
"Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai?", ThS. Đỗ Thị Hiền đã dành trọn cả thanh xuân và cuộc đời để mang đến những giọt máu an toàn, chất lượng, cứu sống những người bệnh cần máu. Công việc tuy có những lúc gian lao nhưng đọng lại sau đó luôn là niềm vui, niềm hạnh phúc, sự tự hào của những con người đang thầm lặng tạo nên những giá trị lớn lao cho cuộc đời.
"Từ những ngày công tác điều chế còn rất khó khăn cho đến ngày nay, máy móc, thiết bị cần thiết đều có đầy đủ, đó là sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của Ban Lãnh đạo Viện, sự quan tâm, ủng hộ của Đảng, Nhà nước. Chúng tôi, những cán bộ y tế chỉ có thể đóng góp bằng cách làm việc hăng say, trau dồi chuyên môn thật tốt để có những đơn vị chế phẩm máu tốt nhất đến với người bệnh" - ThS. Đỗ Thị Hiền chía sẻ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Cách đây hơn một tháng, K.N., bé gái 14 tuổi ở Lâm Đồng bắt đầu có những biểu hiện kỳ lạ.
VTV.vn - Bệnh nhân suy thận mạn là đối tượng dễ tổn thương trước các bệnh nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy yếu.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc điều tra, xử lý vụ 6 trường hợp ngộ độc rượu khi đi du lịch tại Ninh Thuận.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 13/2025.
VTV.vn - Tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh, thường xuất hiện ở giai đoạn sớm của trẻ em, kéo dài và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ.
VTV.vn - Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: Bệnh nhân nặng nhất trong 6 ca bệnh bị ngộ độc rượu chuyển vào bệnh viện ngày 30/3 đã tử vong.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa tiếp nhận điều trị cho 4 bệnh nhân mắc viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng sau khi ăn tiết canh và thịt thỏ.
VTV.vn - Bệnh nhân nam 72 tuổi (Hòa Bình) vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng nguy kịch do nhiễm giun lươn lan tỏa.
VTV.vn - Ngày 31/3, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận trường hợp bệnh nhi N.H.A. (14 tuổi, trú tại TP Vinh, Nghệ An) bị nhiễm trùng nặng sau khi điều trị bỏng cồn bằng thuốc nam.
VTV.vn - Bệnh viện Mắt Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi 9 tuổi (dân tộc H’Mông, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) trong tình trạng mắt trái bị rách góc mi trong.
VTV.vn - Bệnh viện Vũng Tàu vừa điều trị thành công cho sản phụ có tình trạng mạch máu tiền đạo trong thai kỳ và đón thành công bé gái nặng 3kg chào đời khỏe mạnh.
VTV.vn - Khoa Ngoại Tiêu hóa, BVĐK Hồng Ngọc liên tục tiếp nhận nhiều ca cấp cứu mất máu nghiêm trọng do bệnh trĩ, căn bệnh vốn được coi là lành tính, không đe dọa tính mạng.
VTV.vn - Thời tiết diễn biến thất thường làm cho vi khuẩn, virus thuận lợi phát triển, làm cho các thức ăn dễ bị hư, nhiễm khuẩn khiến trẻ nhập viện do bị tiêu chảy tăng.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định vừa chẩn đoán chính xác ca bệnh hiếm xơ cứng bì cho nam bệnh nhân 61 tuổi.
VTV.vn - Đây là trường hợp tử vong do bệnh dại thứ 2 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.