Hết làn sóng dịch này tới làn sóng khác, 2 năm quả thực lắm gian truân với đầy khó khăn, thách thức, gánh nặng của ngành Y tế suốt 2 năm qua vẫn tăng chứ chưa hề giảm đi. Và cuộc chiến này chưa bao giờ vắng những bóng dáng chiến sĩ áo blouse trắng, nhất là những bác sĩ ở tuyến cuối, nơi điều trị cho các ca bệnh COVID-19 nặng nhất, nguy kịch nhất. Áp lực ở đây, chưa một giờ phút nào giảm nhiệt.
Từ những ngày đầu COVID-19 xuất hiện, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã luôn là nơi tiếp nhận những ca bệnh nặng nhất. Hơn 2 năm qua, Trung tâm Hồi sức tích cực của bệnh viện, chưa từng trống bệnh nhân COVID-19. Dù ngày đông hay ngày hè, các bác sĩ ở đây vẫn phải khoác trên mình bộ trang phục bảo hộ kín bưng để bước vào những cuộc chiến liên hồi, giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19.
Bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, người suốt 2 năm qua cùng đồng nghiệp của mình ở trong phòng ICU nhiều hơn ở nhà, tâm sự: "Số lượng bệnh nhân bây giờ rất là đông, 7 ngày mỗi tuần chúng tôi trực đủ 7 ngày không có ngày nghỉ. Hiện có gần 100 nhân viên y tế đang túc trực tại bệnh viện".
Mang trách nhiệm của người thầy thuốc, ưu tiên của họ, luôn là người bệnh, các y bác sĩ đành tạm gác lại cả những lo toan cho gia đình. Điều dưỡng Hà Thị Trang Nhung, Khoa Hồi sức tích cực, chia sẻ: "Mình xa nhà lần này đến giờ là gần 2 tháng rồi, nhưng chưa phải lần đi lâu nhất. Bình thường chúng mình đi 3 tháng mới về 1 tuần. Về thì việc đầu tiên là sắp xếp quần áo mùa mới cho con, vì lần sau về với con, thời tiết Hà Nội đã chuyển mùa rồi. Mỗi lần về, nhớ con lắm, 7 ngày chưa khỏa lấp nỗi nhớ thì lại đi tiếp rồi".
Những ngày này, khi dịch đang leo thang với số ca mắc tăng chóng mặt, áp lực của các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương càng lớn. Vẫn chỉ ngần ấy con người, trong khi bệnh nhân nặng không có khả năng tự chăm sóc ngày càng tăng. Các bác sĩ liên tục phải căng mình, tập trung cao độ.
Bác sĩ Phạm Văn Phúc cho biết thêm: "Căng thẳng nhất là nhiều bệnh nhân nặng, trong số đó có những người không qua khỏi...".
Còn với những điều dưỡng như chị Nhung, khó khăn ở chỗ: Bệnh nhân ở đây đều nằm 1 chỗ, toàn bộ phụ thuộc vào nhân viên y tế. Có bệnh nhân nặng cả 100 kg, mà vẫn phải bế, đỡ. Có những bệnh nhân phải vệ sinh cho họ mỗi ngày rất nhiều lần, không thì họ lại bị viêm loét. Nhiều hôm làm 8 tiếng nhưng 8 tiếng liên tục, không nghỉ chút nào.
"Nhiều lúc nghĩ mệt quá, hay bỏ việc. Nhưng đấy là nghĩ thế thôi, nhưng nhìn bệnh nhân lại nghĩ, mình mệt làm sao bằng họ, họ đang nằm kia còn mệt mỏi hơn mình!" - chị Nhung tâm sự.
Từ những ngày đầu tiên cho đến bây giờ, khi cả nước vào giai đoạn linh hoạt, thích ứng an toàn với COVID-19, nhiều ngành nghề đã ít nhiều "dễ thở" hơn. Nhưng ở nơi tuyến cuối điều trị COVID-19, mặt trận ấy vẫn nóng như lửa cháy. Nhưng tất cả y, bác sĩ ở đây, chưa ai từng bỏ cuộc. Các anh, các chị, đã, đang và sẽ tiếp tục kiên cường chiến đấu, vì bình an, vì sự sống của người bệnh, vì sức khoẻ nhân dân.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật lấy thai cho sản phụ 37 tuổi, thai 36 tuần 5 ngày, có tình trạng rau tiền đạo trung tâm, tiền sử dị ứng paracetamol.
VTV.vn - Ngày 20/4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công ăn về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định pháp luật trong khám bệnh, chữa bệnh.
VTV.vn - Khi thời tiết nắng nóng, bạn phải làm gì để có thể bảo vệ sức khỏe chính bản thân mình và gia đình?
VTV.vn - Cục Bà mẹ Trẻ em (Bộ Y tế) vừa có công găn gửi Sở Y tế Bắc Ninh, Bến Tre yêu cầu xác minh, xử lý việc trẻ bị bạo hành tại trường mầm non.
VTV.vn - Nặng 102 kg, cô gái 28 tuổi ở Hưng Yên rơi vào trầm cảm nặng nề vì những lời kỳ thị ngoại hình.
VTV.vn - Sởi không chỉ là sốt, phát ban mà có thể gây viêm phổi, viêm não, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) lưu ý người dân các điểm sau đây trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn (Phú Thọ) vừa tiếp nhận người bệnh 74 tuổi, trong tình trạng vùng cánh tay phải sưng tấy, đau rát, viêm đỏ, nổi mụn nước và có một vài ổ loét.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa thực hiện ca ghép gan đầu tiên cho bệnh nhi mắc bệnh lý gan mật từ người hiến chết não.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa có thông tin tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố từ ngày 11/4 đến 18/4.
VTV.vn - Thực hiện công văn của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) về việc mẫu thuốc Akmont 4 không đạt tiêu chuẩn chất lượng, Sở Y tế thông báo thu hồi thuốc viên nén nhai Akmont 4.
VTV.vn - Bé trai 14 tuổi (Hà Tĩnh) đang trong giờ học tại trường bất ngờ xuất hiện triệu chứng đau đầu dữ dội kèm theo nôn mửa.
VTV.vn - Thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng, bệnh viện vừa thực hiện thành công ca ghép thận thứ 7 cùng huyết thống.
VTV.vn - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa chỉ đạo Tổ công tác đặc biệt rà soát, xác minh và làm rõ nội dung phản ánh của báo chí về việc giả mạo các chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.
VTV.vn - Người đàn ông 42 tuổi, nhập viện trong tình trạng hoại tử nghiêm trọng bàn tay phải do bị rắn hổ mang cắn nhưng không đến cơ sở y tế mà tự đắp thuốc nam suốt 3 ngày.