Kháng sinh là những thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn và có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn chứ không phải virus. Trước khi kê kháng sinh cho trẻ, bác sĩ sẽ làm rõ nguyên nhân và lựa chọn đúng loại thuốc để điều trị.
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về việc sử dụng kháng sinh được các chuyên gia thuộc Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) trả lời.
Con tôi bị cảm lạnh. Tại sao bác sĩ lại không kê kháng sinh?
Cảm lạnh là do virus gây ra trong khi đó kháng sinh là thuốc điều trị đặc hiệu cho các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Nói chung, hầu hết các triệu chứng của cảm lạnh như chảy nước mũi, ho và nghẹt mũi đều biểu hiện không quá nghiêm trọng và trẻ thường sẽ tự hồi phục mà không phải sử dụng thuốc điều trị, nhất là kháng sinh.
Có khi nào cảm lạnh sẽ dẫn đến những bệnh nhiễm trùng hay không? Nếu có tại sao không sử dụng kháng sinh để phòng ngay?
Trong hầu hết các trường hợp, các bệnh do virus ít khi dẫn tới nhiễm trùng do vi khuẩn. Sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm virus thậm chí còn có thể gây nhiễm trùng thứ phát do các vi khuẩn kháng thuốc.
Ngoài ra, trẻ còn có thể bị tiêu chảy hoặc gặp phải các tác dụng không mong muốn khác của kháng sinh. Nếu trẻ bị đi ngoài ra nước, có máu trong phân hay các tác dụng phụ nào khác khi sử dụng kháng sinh, hãy thông báo cho bác sĩ ngay.
Dịch tiết mũi chuyển màu vàng hay xanh có phải là dấu hiệu của nhiễm khuẩn không?
Khi trẻ bị cảm lạnh, dịch tiết mũi có thể trở nên đặc hơn và chuyển từ dịch trong sang dịch có màu vàng hoặc xanh. Các triệu chứng thường kéo dài khoảng 10 ngày.
Viêm xoang là một căn bệnh gây viêm lớp niêm mạc mũi và các xoang. Virus hay các tác nhân dị ứng có thể dẫn tới viêm xoang và trong một số trường hợp khác có thể do vi khuẩn.
Một số dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị nhiễm khuẩn hô hấp: Trẻ bị cảm lạnh kèm ho và dịch đờm có màu xanh kéo dài nhiều hơn 10 ngày, hoặc nếu trẻ ho ra đờm đặc màu vàng hoặc xanh và sốt cao trên 39 độ C kéo dài ít nhất 3-4 ngày, đây có thể là dấu hiệu của viêm xoang do vi khuẩn.
Trường hợp trẻ bị viêm xoang do vi khuẩn (nguyên nhân này ít gặp), việc sử dụng kháng sinh là cần thiết.
Kháng sinh có được sử dụng để điều trị viêm tai hay không?
Không phải tất cả các trường hợp bị viêm tai đều được điều trị với kháng sinh. Ít nhất khoảng một nửa các trường hợp bị viêm tai thường tự khỏi mà không cần dùng kháng sinh. Nếu trẻ không bị sốt cao hay đau tai dữ dội, bác sĩ thường khuyên cha mẹ nên theo dõi các triệu chứng của trẻ trong thời gian đầu.
Do đau thường là triệu chứng đầu tiên và gây khó chịu nhiều nhất khi bị viêm tai nên bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau cho trẻ như paracetamol hay ibuprofen. Hãy lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và sử dụng đúng liều tùy theo độ tuổi và cân nặng của trẻ. Trong đa số trường hợp, các triệu chứng đau và sốt sẽ được cải thiện trong vòng từ 1-2 ngày.
Một số loại thuốc nhỏ tai có thể giúp làm dịu cơn đau trong một thời gian ngắn. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ liệu có nên cho trẻ dùng các thuốc này hay không. Các thuốc không kê đơn như thuốc thông mũi và các kháng histamin không làm giảm các triệu chứng của viêm tai và cũng không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ nhỏ.
Bác sĩ sẽ kê kháng sinh trong trường hợp trẻ bị sốt cao, đau tai ngày càng nặng và nhiễm trùng trong cả màng nhĩ.
Kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị tất cả các cơn đau họng có đúng không?
Câu trả lời là không. Hơn 80% các trường hợp đau họng là do virus. Nếu con bạn bị đau họng, sổ mũi và ho thành tiếng, virus có thể là nguyên nhân gây bệnh và do vậy các xét nghiệm tìm liên cầu khuẩn có thể không cần thiết.
Kháng sinh chỉ nên được sử dụng khi nguyên nhân gây viêm họng là do các liên cầu khuẩn nhóm A. Viêm họng do liên cầu thường xuất hiện ở nhóm trẻ độ tuổi học đường, trẻ dưới 3 tuổi ít khi bị mắc.
Nếu bác sĩ nghi ngờ con bạn bị viêm họng do liên cầu dựa trên các triệu chứng thì việc xét nghiệm tìm vi khuẩn là cần thiết. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, trẻ sẽ được kê đơn sử dụng kháng sinh.
Kháng sinh có thể gây ra các tác dụng không mong muốn nào?
Trung bình cứ 10 trẻ sử dụng kháng sinh thì có 1 trẻ gặp phải các tác dụng phụ. Các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải bao gồm phát ban, phản ứng dị ứng, buồn nôn, tiêu chảy và đau dạ dày. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu con bạn gặp phải bất cứ phản ứng bất lợi nào từ kháng sinh.
Đôi khi, trẻ có thể bị phát ban trong suốt thời gian sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp phát ban đều được coi là phản ứng dị ứng với kháng sinh. Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn quan sát thấy triệu chứng phát ban của trẻ giống với mày đay (lằn đỏ), đay có thể là phản ứng dị ứng với kháng sinh.
Khoảng bao lâu kháng sinh sẽ phát huy tác dụng?
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn sẽ được cải thiện trong vòng 48-72 giờ kể từ khi bắt đầu sử dụng kháng sinh. Nếu các triệu chứng của trẻ ngày một nặng hơn và không có chuyển biến tốt trong vòng 72 giờ, hãy đưa trẻ tới bệnh viện ngay. Nếu trẻ dừng uống kháng sinh quá sớm, bệnh nhiễm trùng có thể không được điều trị triệt để và các triệu chứng sẽ lại tái phát.
Liệu sử dụng kháng sinh có thể dẫn tới hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc hay không?
Việc sử dụng lặp lại hay sử dụng sai kháng sinh đều có thể dẫn tới hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc. Kháng thuốc là hiện tượng vi khuẩn không thể bị kháng sinh tiêu diệt. Những vi khuẩn kháng thuốc này còn có nguy cơ lây lan sang trẻ em và người lớn khác.
Do vậy, điều quan trọng là trẻ cần được sử dụng loại thuốc kháng sinh đặc hiệu với căn bệnh nhiễm trùng mà trẻ mắc phải hơn là một loại kháng sinh phổ rộng có tác dụng với mọi loại nhiễm trùng.
Nếu trẻ bị kháng thuốc do vi khuẩn, cần thiết phải đổi loại kháng sinh ngay. Đôi khi những kháng sinh này sẽ được sử dụng qua đường tĩnh mạch tại bệnh viện.
Các thuốc kháng virus là gì?
Cúm là một bệnh nhiễm trùng do virus có thể gây ra các triệu chứng giống với cảm lạnh mà cần phải điều trị bằng thuốc kháng virus. Thuốc kháng virus có thể được kê cho những trẻ em có nguy cơ cao bị nhiễm cúm nặng. Đối với các triệu chứng ho và cảm lạnh do virus khác, các thuốc kháng virus không được khuyến cáo sử dụng.
Làm cách nào để sử dụng kháng sinh an toàn?
Kháng sinh không phải luôn luôn là lựa chọn tốt đối với mọi trường hợp. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn đúng biện pháp điều trị tốt nhất cho trẻ.
Hãy hỏi lại bác sĩ nếu kháng sinh được kê là tốt nhất và đặc hiệu nhất đối với căn bệnh nhiễm trùng của trẻ. Ví dụ như một số kháng sinh như azithromycin hiện không còn hiệu quả trong điều trị các bệnh viêm tai và viêm xoang.
Kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Chúng không có hiệu quả đối với các bệnh cảm lạnh và cúm do virus.
Đảm bảo việc sử dụng kháng sinh đúng và đủ liều theo đơn kê của bác sĩ.
Không cho trẻ sử dụng kháng sinh của những trẻ khác; mỗi loại kháng sinh đều được kê phù hợp với bệnh của từng trẻ, nếu cho người khác sử dụng có thể dẫn đến nguy cơ dùng sai thuốc và gây hại cho sức khỏe.
Những kháng sinh không sử dụng nên được bỏ đi. Không giữ kháng sinh lại cho những lần sử dụng tiếp theo vì mỗi lần nhiễm khuẩn sẽ có các loại kháng sinh đặc hiệu riêng; thậm chí một số thuốc hết hạn còn gây ra tác dụng có hại.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim rối loạn nhịp tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO)
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa kịp thời xử trí cho một trường hợp trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết.
VTV.vn - Bệnh nhân 57 tuổi, đi xe máy tự ngã, nhập viện trong tình trạng sưng nề, bầm tím mắt trái, vết thương phức tạp vùng môi trên...
VTV.vn - Bệnh nhân 28 tuổi, bị biến chứng nghiêm trọng do tự chữa trị bỏng không đúng cách bằng cao sim - một loại cao tự chế thường được sử dụng trong dân gian.
VTV.vn - Sau một ngày làm việc ở nghĩa trang trở về, ông N.T.T., (60 tuổi, Tuyên Quang - làm nghề quản trang) thấy trên ngực xuất hiện một nốt đỏ như một nốt mụn thông thường.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp nam thanh niên (24 tuổi, Hà Nội) bị gãy xương cánh tay phải do tham gia trò chơi vật tay với bạn.
VTV.vn - Trong 2 ngày liên tiếp, Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh tiếp nhận 2 trường hợp bị đèn sân khấu trong đám cưới chiếu vào và mắt mờ đột ngột.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TP Hồ Chí Minh tiếp nhận liên tiếp 2 trường hợp đột quỵ khi thức giấc trong cùng một buổi sáng.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận và cứu sống thành công một trường hợp bệnh nhân 76 tuổi, vỡ phình động mạch chủ bụng.
VTV.vn - Ovisure Gold – giải pháp dinh dưỡng lý tưởng cho người xương khớp: giảm đau nhức, cải thiện thoái hóa, cung cấp dưỡng chất nâng cao sức khỏe bền vững.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 2/2025.
VTV.vn - Chiều ngày 15/1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ, 67 tuổi, trong tình trạng hôn mê sâu.
VTV.vn - TS. BS Nguyễn Thu Hương là bác sĩ hàng đầu trong ngành nhãn khoa, và được mệnh danh là "Bàn tay vàng" trong lĩnh vực phẫu thuật khúc xạ, thể thủy tinh, dịch kính.
VTV.vn - Hội chứng bong vảy da do tụ cầu, trước đây là gọi là bệnh Ritter, một bệnh lý nhiễm trùng da cấp tính gây nên bởi độc tố của vi khuẩn tụ cầu vàng.
VTV.vn - Tìm đến thẩm mỹ để làm đẹp vòng 1 sau khi sinh con, bệnh nhân nữ 19 tuổi đã gặp phải biến chứng vì tiêm chất làm đầy.