Dưới đây là những vấn đề về da mà trẻ thường gặp phải được Ths.BS Nguyễn Đình Nguyên, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) chia sẻ:
Bớt sắc tố
Khi vừa được sinh ra, một số trẻ có những bớt màu tím nhạt với kích thước khác nhau, thường tập trung chủ yếu ở vùng lưng và mông do sự ứ đọng của các tế bào sắc tố. Những bớt này không liên quan đến vấn đề sức khỏe và thường sẽ biến mất một thời gian ngắn sau đó.
Khoảng 10% trẻ được sinh ra có một hay nhiều bớt da có màu sắc khác thường hơn so với vùng da khác. Những bớt này thường nhạt màu dần sau vài tuần đến vài tháng sau sinh. Hầu hết các trường hợp bớt thường biến mất trong năm đầu tiên.
Mụn đầu trắng
Những mụn này được hình thành ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ do sự bít tắc của các tuyến tiết nhầy. Những mụn này tập trung chủ yếu ở vùng mũi và hai bên má trong vài tuần rồi biến mất mà không cần thiết phải điều trị gì.
Da khô và có mảng bong tróc
Nếu đứa trẻ được sinh ra muộn vài ngày so với bình thường, da bé có thể khô và có những mảng biểu bì nhỏ bong tróc. Điều này cũng không có gì phải lo lắng vì những thành phần của cấu trúc da bên dưới hoàn toàn bình thường và trẻ sẽ có làn da mềm mại trở lại sau vài tuần. Vì vậy, cha mẹ chỉ cần đưa bé đến bác sĩ khi tình trạng da khô và bong tróc kéo dài.
Rôm sẩy
Rôm sẩy là những mảng mụn nhỏ có màu hồng hơi cứng thường xuất hiện ở vùng cổ, lưng của những bé có nhiều mô hôi vào mùa nóng, do sự bít tắc của tuyến mồ hôi. Nên cho bé ở phòng mát mẻ, mặc áo quần dễ thoát mồ hôi, tắm bằng dung dịch Lactacyd hay nước chè xanh.
Chàm sữa
Thường xảy ra ở những trẻ có cha mẹ hay người thân có vấn đề về dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm… Ban đầu, chàm sữa là những mụn nhỏ li ti có màu trắng xuất hiện ở vùng mặt. Các mụn này sẽ nhanh chóng vỡ ra tạo thành vùng da có màu đỏ, rỉ dịch vàng, có vảy và rất ngứa. Chàm sữa thường bắt đầu xuất hiện khi trẻ 3 tháng tuổi, thường hay tái phát nhiều đợt trước khi hết hẳn khi bé được 2 tuổi.
Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng một số bé vẫn phải dùng thuốc đặc hiệu để điều trị trong trường hợp nặng gây kích thích ngứa ngáy, khó chịu hay nhiễm trùng.
Da " cứt trâu"
Trong những tháng đầu đời, da trẻ phát triển khá nhanh và tiết nhiều chất nhờn. Khi các tế bào da này bị đóng vón lại sẽ tạo thành những mảng vẩy nhìn giống như " cứt trâu" thường tập trung chủ yếu ở vùng đầu, lông mày, mi mắt, khóe mũi, vùng da sau tai. Mặc dù da " cứt trâu" có thể làm bé hơi khó nhìn nhưng chẳng có gì phải lo lắng vì tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe và sẽ hết khi trẻ được 1-2 tuổi. Không nên dùng tay để bóc những lớp vẩy này vì có thể làm tổn thương lớp da bên dưới làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Lớp "cứt trâu" có thể làm mỏng thật nhẹ nhàng bằng cách thoa một lớp vaseline lên vùng da đầu của trẻ trước khi tắm 30 phút sau đó dùng nước chanh pha loãng để gội đầu cho trẻ.
Da "cháy" nắng
Ánh sáng mặt trời đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Nếu sinh đủ tháng và không có vấn đề gì về sức khỏe, trẻ có thể được cho tắm nắng sau 3 ngày tuổi. Tuy nhiên, nếu không được tắm nắng đúng cách trẻ có thể bị "cháy" nắng. Lúc này da trẻ sẽ ửng đỏ. Trong trường hợp nhẹ, có thể dùng khăn nhúng nước mát đắp lên vùng da bị phỏng nắng vài lần mỗi ngày. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện khi da bị cháy nắng trầm trọng hay phồng rộp.
Hăm tã
Vùng da quấn tã bị đỏ, nổi sẩn và mụn nước do nhạy cảm khi tiếp xúc với tã, nước tiểu, phân hay bột giặt ngấm trong tã. Đôi khi hăm tã còn do nấm hay một số vi sinh vật khác. Để hạn chế tình trạng hăm tã cần chọn loại tã có kích thước phù hợp với lứa tuổi và cân nặng của trẻ, chỉ cho trẻ quấn tã khi thật sự cần thiết. Khi trẻ bị hăm nên tắm cho trẻ bằng nước ấm với dung dịch xà bông có tính sát khuẩn nhẹ, tránh chà xát lên vùng da bị tổn thương và nhớ lau khô người trẻ trước khi quấn tã.
Chốc lây
Ban đầu vùng da bị nhiễm trùng sẽ xuất hiện bóng nước có hình tròn dẹt. Bóng nước này sẽ hóa đục dần rồi vỡ ra và đóng vẩy vài giờ sau đó. Chốc có thể lây từ vùng da này sang vùng da khác và lây từ người này sang người khác. Tùy theo mức độ mà việc điều trị có thể phải dùng thuốc uống, thuốc thoa hay cả hai.
Nhọt da
Nhọt da thường gặp ở những đứa trẻ thích ăn ngọt, sống ở những nơi đông đúc, chật hẹp, điều kiện vệ sinh kém. Nhọt hình thành là do tình trạng viêm toàn bộ nang lông và cấu trúc lân cận do bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Đầu tiên vùng da bị nhọt sưng đỏ lên, nóng, đau rồi vỡ ra rồi chảy mủ và hình thành sẹo. Hầu hết các trường hợp đều phải dùng kháng sinh và phải rạch dẫn lưu mủ khi cần thiết. Vì vậy hãy đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ khám và điều trị thích hợp.
Ghẻ
Là một bệnh lây lan gây ra bởi ký sinh trùng Sarcopte Scabiei, ghẻ đặc trưng bởi những mụn nước thường gây ngứa nhiều vào ban đêm tập trung ở kẽ ngón tay, ngón chân, bụng và bộ phận sinh dục. Hãy nghĩ đến khả năng bé bị ghẻ nếu bạn bè hoặc những người thân trong gia đình của bé cũng có những triệu chứng tương tự. Ghẻ có thể được điều trị triệt để bằng cách thoa thuốc đặc hiệu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả nhanh chóng và hạn chế lây lan, cần phải tắm rửa cho bé sạch sẽ, thường xuyên phơi giặt ra giường, mền gối và phơi nệm ngoài nắng để loại bỏ ký sinh trùng gây bệnh.
Mụn cóc
Trẻ có thể bị lây bệnh do tiếp xúc với người bị nhiễm Papiloma virus. Mụn cóc là những nốt sần sùi, thô ráp, thường có cuống nổi lên trên bề mặt của da ở ngón tay, ngón chân. Mụn cóc không gây ngứa và không ảnh hưởng đến sức khỏe mà chỉ làm bé trông có vẻ khó nhìn và không sạch sẽ. Tùy theo mức độ mà có thể thoa thuốc hay dùng laser để cắt bỏ.
Nấm da
Có nhiều loại nấm gây bệnh trên da. Tùy theo từng tác nhân gây bệnh mà biểu hiện sẽ khác nhau như: xuất hiện những đốm da có màu sắc bất thường so với những vùng da khác hay vùng da bệnh đỏ, sần sùi, có bợn trắng, thường gây ngứa rất nhiều nhất là mỗi khi đưa trẻ ra nắng và trẻ đổ mồ hôi nhiều. Bé sẽ có khả năng rụng tóc cao khi bị nấm da đầu. Nấm có thể được điều trị bằng cách thoa thuốc hay uống thuốc kháng nấm tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của trẻ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận cấp cứu cho một trường hợp bệnh nhân nam 31 tuổi, bị sốc phản vệ - ngưng tim do ong đốt.
VTV.vn - Gia đình phát hiện bé gái 15 tháng tuổi trong tình trạng bị méo miệng, mắt không nhắm kín.
VTV.vn - Tính đến tuần 46, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết và là tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam (chiếm 25%).
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.