Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) đã tiếp nhận cấp cứu cho nam bệnh nhân M.Q.Đ., (16 tuổi, ngụ xã Phú Tân, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) bị thương do tai nạn pháo nổ.
Bố của bệnh nhân cho biết, trước khi nhập viện, bệnh nhân chơi pháo ở nhà thì pháo nổ dẫn đến tổn thương vùng mặt, cẳng chân trái, cẳng tay phải. Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Định Quán sơ cứu, chăm sóc vết thương bỏng rồi chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất.
BSCKI. Nguyễn Quốc Lữ, Phó Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng cho biết: Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc được, kêu đau 2 mắt, đỏ rát.
Các bác sĩ đã tiến hành xử trí cấp cứu, lấy dị vật kết giác mạc, giải thích cho người nhà bệnh nhân về tình trạng bệnh, về nguy cơ bệnh nhân có thể bị co rút sẹo do bỏng, cần theo dõi, tập vật lý trị liệu và khám mắt theo hẹn. Bệnh nhân tiếp tục được chuyển đến Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình - Bỏng để tiếp tục được điều trị.
Đáng lưu ý, bệnh nhân bị bỏng giác mạc, nguy cơ giảm thị lực cao. Các bác sĩ đang tiến hành điều trị để tránh nhiễm trùng, bớt phù nề và tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, thời gian gần đây cũng đã tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu do tai nạn pháo nổ.
Cụ thể như bệnh nhân N.H.H., 14 tuổi, ngụ huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Bệnh nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh cấp cứu rồi chuyển thẳng lên Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.
Người nhà cho biết, bệnh nhân tự mua đồ chế tạo pháo trên mạng xã hội rồi một mình chế tạo pháo tại nhà, đang nhồi thuốc thì phát nổ.
Bác sĩ Hồ Quốc Bảo, Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bỏng độ 2-3 (độ 4 là nặng nhất) khoảng 45% diện tích cơ thể (gồm vùng đầu mặt, thân mình, 2 tay, 2 chân, bộ phận sinh dục, bỏng mi mắt và bỏng giác mạc độ 1). Bệnh nhân được chuyển đến phòng mổ để cắt lọc vết bỏng dập nát 2 bàn tay, cẳng tay, 2 chân và vùng môi.
Do tình trạng bệnh rất nặng nên bệnh nhân được chuyển đến phòng hồi sức để được chăm sóc đặc biệt. Hiện tại, bệnh nhân đang tiếp tục được điều trị bù dịch tích cực, dùng kháng sinh chống nhiễm trùng, giảm đau, chăm sóc vết bỏng. Các bác sĩ tiên lượng tình trạng bệnh nặng. Do diện tích bỏng rộng nên khả năng nhiễm trùng cao, mất nước.
Theo bác sĩ Bảo, các bác sĩ đang theo dõi sát sao diễn tiến của bệnh nhân H. Khả năng bệnh nhân sẽ phải nằm viện điều trị dài ngày. Sau này nếu bệnh nhân xuất viện cũng sẽ để lại sẹo, co rút cơ do bỏng sâu, diện tích bỏng rộng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chức năng vận động của bệnh nhân tùy vùng cơ co rút.
Tương tự, bệnh nhân P.N.K., (14 tuổi, ngụ xã Gia Canh, huyện Định Quán, Đồng Nai) cũng phải nhập viện cấp cứu do tai nạn pháo nổ. Một số ngón tay trên bàn tay phải của bệnh nhân dập nát, tổn thương mô mềm.
Trước đó, bệnh nhân N.V.S., (14 tuổi, ngụ xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) cũng phải nhập viện cấp cứu do tai nạn pháo nổ. Đây được xem là trường hợp nghiêm trọng vì bệnh nhân bị pháo nổ dập nát bàn tay, cụt 2,5 ngón tay của bàn tay trái kèm theo vết thương bụng, ngực.
BSCKII. Phạm Văn Khương - Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, nhiều năm trước, tai nạn pháo nổ thường xảy ra vào những ngày trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Nhưng khoảng 3-4 năm trở lại đây, tai nạn pháo nổ xảy ra quanh năm, cao điểm là những ngày cận Tết, trong, sau Tết.
Hậu quả của vết thương hỏa khí khá nghiêm trọng, thường sẽ mất chi, chi còn lại cũng mất nhiều chức năng, để lại nhiều di chứng. Điều trị tại bệnh viện mới là điều trị bước đầu cho lành vết thương, sau khi xuất viện, bệnh nhân còn phải tập vật lý trị liệu, tái tạo vết thương để sau này bàn tay có được chức năng. Tổng thời gian điều trị phải tính bằng tháng, bằng năm tùy mức độ.
Qua công tác cấp cứu và điều trị, các bác sĩ nhận thấy hầu hết bệnh nhân nhập viện do pháo nổ là nam giới, độ tuổi từ 10-18, nhiều nhất là từ 12-16 tuổi. Đây là độ tuổi mà các em rất tò mò, muốn làm một điều gì đó để chứng tỏ bản thân. Nếu một em đã chế tạo được pháo sẽ đi khoe "chiến tích" với bạn bè, chỉ nhau cách mua đồ chế tạo pháo rồi về nhà tự chế pháo.
Một điều đáng lo ngại nữa là hiện nay có thể mua các đồ chế pháo rất dễ dàng trên mạng xã hội. Chỉ cần gõ cụm từ "Đam mê chế pháo nổ" trên mạng xã hội Facebook lập tức hiện lên rất nhiều nhóm kín, nhóm công khai khác nhau.
Bác sĩ Khương khuyến cáo các bậc phụ huynh, nhà trường cần chỉ bảo các con về tác hại của chơi pháo nổ. Đồng thời theo dõi sát sao con để tránh những hậu quả đáng tiếc do chế tạo pháo, chơi pháo nổ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên khuyến cáo người dân thường xuyên cập nhật thông tin chính thức từ Bộ Y tế, từ Cục Y tế dự phòng để tránh hoang mang.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa lấy dị vật để quên khoảng 03 năm trong âm đạo của bệnh nhi B.C. (sinh năm 2016, ngụ tỉnh Đắk Lắk).
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bé gái L.N.A.N (2 tháng tuổi, trú tại Quỳ Hợp, Nghệ An) bị nhiễm khuẩn rất nặng do nhiễm tụ cầu vàng.
VTV.vn - Human metapneumovirus không phải là virus mới, từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em tại TP Hồ Chí Minh trong các năm 2023 và 2024.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thuốc giả Theophylline 200mg.
VTV.vn - Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
VTV.vn - Gần đây, trên thị trường xuất hiện phương pháp nuôi con thông minh độc đáo, với DHA thực vật từ tảo biển, giúp trẻ phát triển trí não mạnh mẽ và khả năng tư duy vượt trội.
VTV.vn - Trải qua 2 lần phẫu thuật u giáp nhưng khối u vẫn tái phát, người phụ nữ 35 tuổi quyết định thử các cách chữa dân gian như đắp lá và uống thuốc nam.
VTV.vn - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận bé trai 25 tháng tuổi, sau khi nuốt phải một chiếc kim băng sắc nhọn, đặc biệt nguy hiểm đó là chiếc kim băng đã bật nắp bảo vệ.
VTV.vn - Ngừng thở, ngừng tim ngoại viện, tổn thương não nghiêm trọng, đó là tình trạng của bệnh nhân nữ 67 tuổi (Thanh Hoá) sau khi uống một loại bột để chữa viêm dạ dày.
VTV.vn - Hàng năm, cứ vào dịp lễ Tết, Khoa Phỏng-Tạo hình, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận nhiều trường hợp phỏng nặng do tai nạn phát nổ khi tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Sau 3 ngày sốt, mệt mỏi, chị P.T.T.T. (39 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) đi khám và được nhập viện.
VTV.vn - Ngày 6/1, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại huyện Krông Ana.
VTV.vn - Ngày 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người human metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc.