
Bệnh diễn biến nhanh, nguy hiểm tính mạng nếu không phát hiện kịp thời
Bé trai N.H. (1 tuổi, ở Hà Nội) tiền sử khỏe mạnh, bệnh diễn biến tại nhà khoảng 5 ngày với các biểu hiện như sốt cao liên tục khó hạ, mệt nhiều, kèm hắt hơi, sổ mũi. Gia đình cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt và kháng sinh, tuy nhiên trẻ vẫn sốt cao liên tục, mệt mỏi, thở nhanh nên được đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương vào ngày 30/8.
Trẻ vào Khoa Cấp cứu và Chống độc trong tình trạng rất nguy kịch, suy hô hấp, suy tuần hoàn, quấy khóc nhiều. Các xét nghiệm ban đầu ghi nhận chỉ số viêm tăng cao, rối loạn đông máu, tăng men gan, suy thận cấp.
Ngay lập tức, các bác sĩ nhận định đây là tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn. Trẻ được đặt ống nội khí quản, bù dịch, sử dụng thuốc vận mạch và kháng sinh phổ rộng để ổn định, sau đó chuyển lên Khoa Điều trị tích cực Nội khoa. Tại đây, bệnh nhi tiếp tục được hồi sức tích cực điều trị sốc nhiễm khuẩn, tuy nhiên tình trạng cải thiện không rõ rệt, trẻ có biến chứng tràn dịch màng ngoài tim, tràn dịch màng phổi, suy thận cấp. Các bác sĩ đã tiến hành dẫn lưu dịch màng ngoài tim, màng phổi và lọc máu liên tục.
Kết quả xét nghiệm khẳng định căn nguyên gây nhiễm khuẩn ở trẻ là do tụ cầu vàng. Đây là nguyên nhân khá thường gặp gây tổn thương nhiều cơ quan như viêm phổi, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, viêm xương, viêm khớp. Bệnh nhi được điều trị tích cực bằng kháng sinh, dẫn lưu màng phổi, màng tim (dọn sạch các ổ nhiễm trùng), hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ tuần hoàn. Sau 14 ngày điều trị, tình trạng trẻ đã có tiến triển nhưng vẫn còn nặng.
Một trường hợp mắc nhiễm trùng huyết khác cũng vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cứu sống là bé gái P.T. (18 tháng tuổi). Trước khi nhập viện 4 ngày, trẻ xuất hiện nốt mụn nhọt sau gáy, đến ngày thứ 2 trẻ sốt cao, đi ngoài phân lỏng. Gia đình cho trẻ đi khám tại bệnh viện huyện và được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị ngoại trú. Tuy nhiên sau đó, trẻ vẫn sốt cao liên tục, tím tái toàn thân, khó thở nên được gia đình đưa đến bệnh viện tuyến tỉnh.
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán trẻ nhiễm trùng huyết và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng tổn thương nhiều cơ quan: Viêm phổi nặng, tràn dịch màng phổi và rối loạn đông máu. Căn nguyên gây bệnh được xác định là tụ cầu vàng.
Nhờ sự tận tâm, nỗ lực của các y, bác sĩ với các biện pháp điều trị tích cực như thở máy, dẫn lưu ổ dịch màng phổi, dùng các thuốc trợ tim và kháng sinh, hiện trẻ đã qua cơn nguy kịch, cai được máy thở, tuy nhiên vẫn cần theo dõi thêm biến chứng hậu nhiễm trùng huyết.
Nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, gánh nặng bệnh tật lớn, tỉ lệ tử vong cao
ThS.BS Lê Nhật Cường – Khoa Điều trị tích cực Nội khoa cho biết: Sốc nhiễm trùng là tình trạng bệnh lý thường gặp. Nhiều bệnh nhân vào viện trong tình trạng rất nguy kịch. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ diễn biến tới suy đa cơ quan (gan, thận, rối loạn đông máu).
Điều trị sốc nhiễm trùng chủ yếu là phát hiện sớm, sử dụng kháng sinh kịp thời, hồi sức hô hấp bằng hỗ trợ thở máy, hồi sức tuần hoàn bằng thuốc vận mạch, trợ tim. Ngoài ra, một số biện pháp hỗ trợ tích cực cho bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết như: Lọc máu liên tục hỗ trợ trong các bệnh nhân suy thận, sử dụng tim phổi nhân tạo (ECMO) cho các bệnh nhân suy hô hấp nặng, suy tuần hoàn nặng không đáp ứng với sử dụng thuốc vận mạch.
Đáng nói, dù có nhiều tiến bộ trong điều trị hồi sức, nhưng sốc nhiễm khuẩn vẫn là gánh nặng bệnh tật lớn, tỉ lệ tử vong có giảm nhưng còn cao.
Các dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng huyết ở trẻ em
Theo TS.BS Chu Thanh Sơn, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, việc nhận biết sớm trẻ nhiễm trùng huyết khá khó khăn đối với phụ huynh, do các triệu chứng này cũng thường gặp trong các bệnh lý sốt lành tính. Tuy nhiên, nhiễm trùng huyết diễn tiến nhanh, biến chứng nặng nếu không được can thiệp hỗ trợ kịp thời. Một số triệu chứng nhận biết bao gồm:
- Nói nhịu hoặc lú lẫn.
- Run cơ hoặc đau cơ, sốt.
- Không có nước tiểu.
- Khó thở.
- Mệt mỏi, kiệt sức.
- Da tái hoặc nổi vân tím.
Nhiễm trùng huyết là bệnh lý cấp cứu, kết quả điều trị phụ thuộc vào việc bệnh nhi được phát hiện và xử trí kịp thời. Nếu nghi ngờ hoặc đã xác định trẻ bị nhiễm trùng và xuất hiện các triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời. Những trường hợp đáp ứng tốt, có thể phục hồi sau 7-14 ngày, với trường hợp phát hiện và điều trị muộn, trẻ có thể tử vong hoặc chịu các di chứng của nhiễm trùng huyết suốt đời.
Căn nguyên gây nhiễm trùng huyết có thể do virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng, vì vậy, các bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bằng các xét nghiệm cấy máu, các xét nghiệm phản ứng tìm kháng nguyên nhanh, phản ứng khuếch đại chuỗi gene, đồng thời tìm kiếm các ổ nhiễm trùng như viêm phổi, nhiễm trùng da mô mềm, tiết niệu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh nhân nam, 42 tuổi, vào Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An trong tình trạng lở loét, chảy dịch máu, ngứa rát toàn thân.
VTV.vn - Vương Bảo của Dược phẩm Thái Minh được vinh danh “Sản phẩm tiền liệt tuyến hiệu quả số 1 Việt Nam” tại chương trình “Tự hào Thương hiệu Việt 2025”.
VTV.vn - Vinmec được vinh danh “Hệ thống Y tế của Năm” & “Đổi mới Công nghệ Y tế” tại Healthcare Asia Awards 2025 – dấu mốc tự hào cho y tế Việt Nam trên đấu trường châu Á.
VTV.vn - Gan nhiễm mỡ đang trở thành 1 trong những bệnh lý phổ biến, đặc biệt trong xã hội hiện đại, khi lối sống thiếu vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh ngày càng gia tăng.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa cứu sống một bệnh nhân mắc cúm A nguy kịch nhờ hệ thống tim phổi nhân tạo ECMO.
VTV.vn - UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành kế hoạch triển khai "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2025.
VTV.vn - Đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân gây suy giảm thị lực và mù lòa đứng hàng đầu trên thế giới và tại Việt Nam.
VTV.vn - Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao là thời điểm thuận lợi gây nên một số mặt bệnh về lây nhiễm qua đường tiêu hóa, say nắng, say nóng, các bệnh về da.
VTV.vn - Ngày 10/4, tại Lào Cai, Viện Sốt rét-Kí sinh trùng-Côn trùng Trung ương phối hợp với WHO tổ chức Hội thảo "Bệnh giun rồng do Dracunculus tại Việt Nam và cách phòng chống.
VTV.vn - Cả 2 cơ sở này đều có hành vi đối phó và không hợp tác với đoàn kiểm tra, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh chuyển hồ sơ vụ việc đến Công an Thành phố để điều tra, xử lý nghiêm.
VTV.vn - Rêu biển đang trở thành xu hướng tiêu dùng được chia sẻ, giới thiệu rầm rộ với những tính năng của một loại "siêu thực phẩm" với tác dụng diệu kỳ.
VTV.vn - Dự báo đến năm 2050, gần 3,5 triệu người trên thế giới có thể tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện mỗi năm.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiếp nhận bé gái 11 tuổi (Bắc Giang) bị chó nhà cắn vào vùng cổ dẫn đến tổn thương nghiêm trọng phải can thiệp phẫu thuật khẩn cấp.
VTV.vn - Viện Y học Nhiệt đới, bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay.
VTV.vn - Với hơn 40 năm trong nghề, Tiến sĩ Bác sĩ Vũ Trọng Tiến luôn cho rằng chữa bệnh không chỉ là chữa lành thể xác mà còn giúp bệnh nhân tìm lại sự bình yên trong tâm hồn.