Nguyên nhân xoắn tinh hoàn

Linh Chi, icon
06:31 ngày 15/11/2020

VTV.vn - ​Xoắn tinh hoàn gây tắc nghẽn hệ thống mạch máu của tinh hoàn (động mạch và tĩnh mạch), hậu quả dẫn đến thiếu máu và nhồi máu tinh hoàn.

Hình minh họa.

Theo bác sĩ Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, có 2 yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng của xoắn tinh hoàn là mức độ xoắn và thời gian xoắn. Thời gian vàng để cứu được tinh hoàn là sau 6 giờ. Sau 24 giờ, gần như tất cả tinh hoàn xoắn đều hoại tử.

Xoắn tinh hoàn ngoài màng: Thường xảy ra ở thai nhi hoặc trẻ sơ sinh do tinh hoàn có thể xoay tự do và di động nhiều trong bìu. Bình thường tinh hoàn được treo và cố định bởi cấu trúc tinh hoàn - mào tinh hoàn ở phía sau. Trong trường hợp bất thường với dị tật "hình cái kẹp chuông" tinh hoàn dễ bị xoắn do thiếu sự cố định trong bìu và thường là xoắn tinh hoàn trong màng.

​Sự phát triển không tương xứng giữa tinh hoàn và thừng tinh, sự co cơ bìu cũng có thể nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn.

​Xoắn tinh hoàn ngoài màng chiếm khoảng 5%. Trong đó, 70% xảy ra trước sinh và 30% xảy ra sau sinh. Tình trạng này liên quan đến thai nhi có cân nặng lớn. Xoắn 2 bên thường rất hiếm gặp.

​Xoắn tinh hoàn trong màng chiếm khoảng 16% các trường hợp. Thường gặp ở nam giới dưới 30 tuổi, hay gặp nhất ở độ tuổi từ 12 - 18. Tỷ lệ mắc xoắn ở nam giới dưới 25 tuổi là khoảng 1/4.000. Tinh hoàn bên trái hay gặp hơn bên phải. Xoắn 2 bên chiếm 2% tổng số trường hợp xoắn.

​Một số trường hợp báo cáo xoắn tinh hoàn có tính chất gia đình. Trong một nghiên cứu trên 70 bé trai bị xoắn tinh hoàn thì 11,4% người bệnh có tiền sử gia đình ít nhất 1 thành viên bị xoắn tinh hoàn trước đó.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục