Theo lời kể của con gái, bệnh nhân có tiền sử viêm dạ dày, nên tự xin thuốc bột từ một xưởng chế biến ở cùng thôn để chữa đau dạ dày. Loại thuốc bột này bào chế từ hạt sang, một trong những loại hạt có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày và đại tràng (theo dân gian). Đáng chú ý, đây là một trong số các xưởng ở thôn nghiền bột sang để cung cấp nguyên liệu làm thuốc y học cổ truyền.
"Khoảng 17h, mẹ tôi có lấy 2 thìa bột hạt ra và uống hết. Đến khoảng 17h44, đang ăn cơm thì mẹ bắt đầu xuất hiện co giật, khởi đầu tay trái sau tăng dần co giật toàn thân. Trên đường từ nhà đi cấp cứu khoảng 5p (bệnh viện cách nhà 500m), mẹ tôi cứng toàn thân, ưỡn cong người, tím tái, ngừng thở, bất tỉnh. Khi tới bệnh viện thì bác sĩ xác định tim đã ngừng đập. Sau khi được cấp cứu khẩn cấp có tuần hoàn trở lại, mẹ tôi vẫn còn xuất hiện nhiều cơn co giật toàn thân, kéo dài khoảng 2 - 3 phút", con gái bệnh nhân cho biết. Sau đó bệnh nhân được chuyển tới bệnh viện tuyến tỉnh, rồi về Bệnh viện Bạch Mai.
TS. BS Nguyễn Trung Nguyên kiểm tra tình trạng bệnh nhân.
Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, sau khi tiếp nhận bệnh nhân ở tình trạng hôn mê, qua kết quả xét nghiệm nước tiểu, phát hiện chất độc Strychnin. Chất độc này cũng được tìm thấy trong gói bột thuốc người bệnh sử dụng.
Tuy nhiên, điều đáng buồn, kết quả chụp MRI sọ não bệnh nhân này đã có những tổn thương nặng, tiên lượng khó cải thiện, di chứng do ngừng thở, ngừng tim. Ngoài ra bệnh nhân còn bị viêm phổi, tiêu cơ vân cấp.
Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc strychnin do sử dụng nguyên liệu thuốc nam không đảm bảo. Ngay lập tức, Trung tâm Chống độc đã chia sẻ thông tin với Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa để cơ quan này vào cuộc thanh kiểm tra, tìm nguyên nhân và ngăn chặn.
Loại hạt tại xưởng nghiền (xét nghiệm có strychnin cho thấy có hạt mã tiền). Ảnh: Sở Y tế Thanh Hóa
Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa, sau thanh tra, lấy các mẫu bột nghiền, miếng thái được gọi từ "hạt sang" của tất cả các xưởng nghiền, chế biến hạt sang tại thôn, thậm chí các viên nang có nhồi bột trông giống như sản phẩm thuốc tân dược để bán. Kết quả xét nghiệm tất cả các mẫu này đều thấy có strychnin.
Như vậy, các hạt được chế biến ở tất cả các xưởng của thôn này đều có hạt mã tiền. Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã có biện pháp ngăn chặn, gửi văn bản thông báo các cơ quan liên quan và chia sẻ với truyền thông để cảnh báo tới người dân.
Do hình thức hạt sang trông giống hạt mã tiền nên rất dễ nhầm lẫn, thậm chí có thể có hiện tượng cố tình dùng hạt mã tiền để thay thế do dễ kiếm và rẻ hơn hạt sang.
Thực trạng còn đáng báo động hơn, khi không chỉ thôn của bệnh nhân mà có thể còn có nhiều các cơ sở khác nhau trên cả nước chế biến, sử dụng cái gọi là "hạt sang rởm" (hạt mã tiền), bán rộng rãi, bán trên mạng, nguy cơ gây ngộ độc cho nhiều người.
Sản phẩm viên nang có chứa bột nghiền từ hạt bên trong của các xưởng tại địa phương (xét nghiệm thấy có strychnin, cho thấy chứa mã tiền). Ảnh: Sở Y tế Thanh Hóa
Strychnin là chất độc. Hạt mã tiền là cây độc. Ăn uống vào dễ gây ngộ độc dẫn đến tử vong. Cây sang, có tên khoa học là Sterculia lanceolata, khác hoàn toàn với cây mã tiền có tên khoa học là Strychnos nux - vomica L.
Nguy hiểm ở chỗ, người mua nghĩ hạt sang, không độc hoặc ít độc, nên dùng liều lượng thoải mái, nhưng không may lại dùng phải mã tiền nên dễ bị ngộ độc nặng và tử vong. Thậm chí bị ngộ độc nhưng không biết, nghĩ do vấn đề khác nên đến viện muộn. Bên cạnh đó, các cơ sở y tế ít kinh nghiệm có thể chẩn đoán nhầm, điều trị không đúng, dẫn đến nguy cơ tử vong.
Với trường hợp bệnh nhân nữ (Thanh Hoá) có thể do sự nhầm lẫn của người bào chế giữa hạt sang và hạt mã tiền. Hai loại hạt có hình dáng hao hao nhau. Hạt sang hay còn gọi là hạt sành, có hình bầu dục hơi dẹt màu trắng. Hạt mã tiền có hình tròn bẹt, đường kính khoảng 1cm hoặc hơn chút với một mặt lồi và mặt kia lõm.
Trước thực trạng này, các cơ quan chức năng ở các địa phương cần rà soát, thanh kiểm tra tất cả các cơ sở mua bán, chế biến, kinh doanh hạt sang, kể cả việc mua bán trên mạng và có biện pháp ngăn chặn, xử phạt kịp thời, thậm chí truy tố hình sự nếu cần. Ngành Y học cổ truyền cũng cần cải tiến quy trình quản lý nguồn nguyên liệu hạt sang, đảm bảo khâu nhận dạng đúng, thu hái, bảo quản, vận chuyển, chế biến, mua bán.
"Chỉ có các chuyên gia về thực vật, động vật, thậm chí chuyên gia chỉ chuyên sâu về một nhóm các loại cây, hoặc con vật nhất định, mới có thể nhận dạng đúng cây, con vật. Bản thân bác sĩ làm việc nhiều với các trường hợp ngộ độc do nhầm lẫn cây, con vật, cũng chỉ khẳng định được một vài cây độc, một số loài vật độc, nấm độc, còn lại rất dễ nhầm lẫn và đều phải nhờ đến các chuyên gia", TS.BS Nguyễn Trung Nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc chia sẻ.
TS.BS Nguyên chia sẻ thêm: "Việc nhận dạng khẳng định đúng tên từng loại cây, con vật, khoáng vật tránh nhầm lẫn cũng là điểm rất hạn chế của ngành y học cổ truyền. Việc một người dân bình thường, kể cả lang y không có kiến thức chuyên sâu, không được đào tạo bài bản về thực vật, động vật lại tự đi tìm cây thuốc, vị thuốc trong tự nhiên, điều này quá rủi ro. Đã đến lúc ngành y học cổ truyền cần thay đổi, hiện đại hóa, khoa học hơn. Rất cần có hệ thống các chuyên gia nhận dạng, cần có vùng nuôi trồng đảm bảo đúng loại nguyên liệu cần dùng...".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bé gái L.N.A.N (2 tháng tuổi, trú tại Quỳ Hợp, Nghệ An) bị nhiễm khuẩn rất nặng do nhiễm tụ cầu vàng.
VTV.vn - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận bé trai 25 tháng tuổi, sau khi nuốt phải một chiếc kim băng sắc nhọn, đặc biệt nguy hiểm đó là chiếc kim băng đã bật nắp bảo vệ.
VTV.vn - Hàng năm, cứ vào dịp lễ Tết, Khoa Phỏng-Tạo hình, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận nhiều trường hợp phỏng nặng do tai nạn phát nổ khi tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Sau 3 ngày sốt, mệt mỏi, chị P.T.T.T. (39 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) đi khám và được nhập viện.
VTV.vn - Ngày 6/1, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại huyện Krông Ana.
VTV.vn - Ngày 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người human metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận bệnh nhi 4 tuổi tử vong do bệnh ho gà. Đáng lưu ý, bệnh nhi chưa tiêm vaccine phòng bệnh có thành phần ho gà.
VTV.vn - Trong năm qua, nhiều cơ sở điều trị đã báo động về một bệnh giun đũa của loài chó lây sang người: bệnh ấu trùng giun đũa chó (Toxocara Canis).
VTV.vn - Hiện nay, trẻ đi học thường hay gặp một số các bệnh về mắt như: viêm kết mạc (đau mắt đỏ), viêm nhiễm mi mắt, tật khúc xạ.
VTV.vn - UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về phòng chống dịch bệnh năm 2025 và giao nhiệm vụ cho các đơn vị phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc tăng cường kiểm tra, giám sát mua bán, sử dụng sản phẩm từ hạt sang.
VTV.vn - Tính đến hết tháng 11 năm 2024, toàn tỉnh Hải Dương có 15.027 người nghi lao được xét nghiệm đờm soi trực tiếp, phát hiện 1.046 bệnh nhân lao các thể.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Khoa Nội nhi Tổng hợp - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã khám và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhi bị bệnh viêm mao mạch dị ứng (Schonlein Henoch).
VTV.vn - Đó là cơ sở gắn biển hiệu "Đông Y Hồng Lý" tại địa chỉ số 517 Bình Thành, Khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân.