Theo các bác sĩ Khoa Mắt, Bệnh viện Trương ương Quân đội 108, bệnh viêm thị thần kinh thường gặp ở nữ, trẻ tuổi, mất thị lực bán cấp kèm theo đau khi chuyển động nhãn cầu. Bệnh có thể khởi phát sau nhiễm virus. Nguyên nhân do viêm, nhiễm khuẩn, virus, nấm, u, chấn thương, tự miễn...
Triệu chứng của bệnh
Triệu chứng cơ năng
- Trong giai đoạn cấp tính: Suy giảm thị lực một mắt tiến triển nhanh, có thể gặp ở cả 2 mắt. Bệnh nhân bị xơ hóa mảng có thể bị viêm thị thần kinh tái phát, tức là có thể đã có giai đoạn bị giảm thị lực mắt cùng bên hoặc đối bên. Bệnh nhân bị viêm tủy thị thần kinh thường đặc trưng bởi viêm thị thần kinh và viêm tủy nặng, hai bên. Tuy nhiên, viêm thị thần kinh đôi khi xuất hiện trước bệnh tủy sống.
- Rối loạn sắc giác (sự thay đổi trong nhận biết màu sắc) ở mắt bệnh, đôi khi rối loạn này quan trọng hơn giảm thị lực.
- Đau nhãn cầu hoặc sau hốc mắt: Thường liên quan đến sự thay đổi thị lực và tăng lên khi chuyển động mắt; đau có thể xuất hiện trước khi mất thị lực.
- Dấu hiệu Ulthoff: Giảm thị lực khi nhiệt độ cơ thể tăng như sau vận động hoặc sốt.
- Dấu hiệu Pulfrich: Nhìn vật thể di chuyển theo đường thẳng thành đường cong, hiện tượng này là do sự dẫn truyền không cân xứng giữa 2 dây thần kinh thị giác.
Triệu chứng thực thể
- Giảm phản xạ đồng tử với ánh sáng ở mắt bị tổn hại: thường thấy tổn hại đồng tử hướng tâm tương đối (RAPD) hoặc đồng tử Marcus Gunn.
- Giảm thị lực: Mức độ giảm thị lực từ nhẹ đến mất thị lực hoàn toàn, thường xảy ra ở một mắt, nhưng có thể là cả hai mắt.
- Bất thường thị giác màu và sự nhạy cảm tương phản xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân viêm thị thần kinh có giảm thị lực.
- Tổn khuyết thị trường: có thể bao gồm ám điểm trung tâm, cạnh trung tâm, hình cung, bước nhảy phía mũi hoặc khuyết nửa ngang của thị trường.
- Soi đáy mắt: 1/3 trường hợp bệnh nhân viêm thị thần kinh là viêm đĩa thị với biểu hiện: phù, cương tụ đĩa thị ,bờ hơi mờ, lồi lên, có thể xuất huyết quanh đĩa thị. 2/3 trường hợp còn lại viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu không phát hiện tổn thương đầu thị thần kinh trên soi đáy mắt.
Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng.
Hình ảnh cộng hưởng từ có độ nhạy và độ đặc hiệu trong đánh giá viêm thị thần kinh và phát hiện tổn thương chất trắng của hệ thống thần kinh trung ương. Hình ảnh cộng hưởng từ cũng giúp để loại trừ những tổn thương khác.
Điện thể gợi thị giác (VEPs) có thể được xem xét ở những bệnh nhân nghi ngờ viêm thị thần kinh. Xét nghiệm này có thể bất thường ngay cả khi hình ảnh cộng hưởng tử bình thường.
Những xét nghiệm máu sau đây có thể được thực hiện để loại trừ bệnh thị thần kinh khác:
- Máu lắng
- Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
- Kháng thể kháng nhân
- Enzyme ACE
- Phản ứng huyết tương nhanh
- Nghiên cứu đột biến acid nhân
Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh thiếu máu đầu thị thần kinh
- Bệnh thị thần kinh di truyền Leber
- Các bệnh gây chèn ép thị thần kinh: Bệnh mắt liên quan đến tuyến giáp, u, phình mạch hoặc các bệnh hốc mắt khác.
- Bệnh thị thần kinh do nhiễm độc
Tiến triển
- Chức năng thị giác bắt đầu cải thiện trong vòng 1 đến vài tuần sau khi khởi phát. Thị lực cải thiện nhanh sau dùng corticoid liều cao
- Thường thấy tổn hại thị giác màu, độ tương phản và độ nhạy sáng vĩnh viễn. Hậu quả cuối cùng của viêm thị thần kinh, đặc biệt ở những bệnh nhân tái phát nhiều lần là teo gai thị.
Điều trị bệnh
Điều trị theo nguyên nhân: Nếu viêm thị thần kinh do viêm nhiễm khuẩn hệ thống xoang lân cận phải điều trị bằng kháng sinh.
Điều trị nội khoa trong viêm thị thần kinh để cải thiện triệu chứng đau và giảm thị lực gây ra bởi viêm mất myeline của thị thần kinh.
Chống viêm bằng corticoid liều cao tĩnh mạch làm tăng tốc độ hồi phục và làm chậm tái phát.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim rối loạn nhịp tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO)
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa kịp thời xử trí cho một trường hợp trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết.
VTV.vn - Bệnh nhân 57 tuổi, đi xe máy tự ngã, nhập viện trong tình trạng sưng nề, bầm tím mắt trái, vết thương phức tạp vùng môi trên...
VTV.vn - Bệnh nhân 28 tuổi, bị biến chứng nghiêm trọng do tự chữa trị bỏng không đúng cách bằng cao sim - một loại cao tự chế thường được sử dụng trong dân gian.
VTV.vn - Sau một ngày làm việc ở nghĩa trang trở về, ông N.T.T., (60 tuổi, Tuyên Quang - làm nghề quản trang) thấy trên ngực xuất hiện một nốt đỏ như một nốt mụn thông thường.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp nam thanh niên (24 tuổi, Hà Nội) bị gãy xương cánh tay phải do tham gia trò chơi vật tay với bạn.
VTV.vn - Trong 2 ngày liên tiếp, Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh tiếp nhận 2 trường hợp bị đèn sân khấu trong đám cưới chiếu vào và mắt mờ đột ngột.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TP Hồ Chí Minh tiếp nhận liên tiếp 2 trường hợp đột quỵ khi thức giấc trong cùng một buổi sáng.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận và cứu sống thành công một trường hợp bệnh nhân 76 tuổi, vỡ phình động mạch chủ bụng.
VTV.vn - Ovisure Gold – giải pháp dinh dưỡng lý tưởng cho người xương khớp: giảm đau nhức, cải thiện thoái hóa, cung cấp dưỡng chất nâng cao sức khỏe bền vững.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 2/2025.
VTV.vn - Chiều ngày 15/1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ, 67 tuổi, trong tình trạng hôn mê sâu.
VTV.vn - TS. BS Nguyễn Thu Hương là bác sĩ hàng đầu trong ngành nhãn khoa, và được mệnh danh là "Bàn tay vàng" trong lĩnh vực phẫu thuật khúc xạ, thể thủy tinh, dịch kính.
VTV.vn - Hội chứng bong vảy da do tụ cầu, trước đây là gọi là bệnh Ritter, một bệnh lý nhiễm trùng da cấp tính gây nên bởi độc tố của vi khuẩn tụ cầu vàng.
VTV.vn - Tìm đến thẩm mỹ để làm đẹp vòng 1 sau khi sinh con, bệnh nhân nữ 19 tuổi đã gặp phải biến chứng vì tiêm chất làm đầy.