Kháng thuốc kháng sinh và tương lai 10 triệu ca tử vong mỗi năm
Kháng thuốc là mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển trên toàn cầu. Đòi hỏi hành động đa ngành khẩn cấp để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững .
Kháng thuốc xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng thay đổi theo thời gian và không còn đáp ứng với thuốc, khiến cho việc điều trị nhiễm trùng ngày càng trở nên khó khăn hoặc không thể điều trị được. Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc.
Một bệnh nhân nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Bãi Cháy (Quảng Ninh).
Lạm dụng và sử dụng không hợp lý thuốc kháng vi sinh vật ở người, động vật và thực vật là nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển nhiễm trùng kháng thuốc. Thiếu thực hành kê đơn thuốc hợp lý và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân cũng góp phần vào tình trạng này.
Ví dụ, thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn nhưng không thể tiêu diệt các nhiễm trùng do virus như cảm lạnh hoặc cúm. Nhưng thông thường, kháng sinh vẫn được kê đơn cho những trường hợp đó hoặc được sử dụng thuốc kháng sinh mà không có sự giám sát y tế thích hợp. Thuốc kháng sinh cũng thường được sử dụng quá mức ở trang trại và nông nghiệp.
Bờ ruộng cỏ cháy ngay cạnh ruộng lúa ở Hải Dương. Ảnh tư liệu: Tiến Vĩnh - TTXVN
Bên cạnh đó Thiếu nước sạch và vệ sinh tại các cơ sở y tế, trang trại và cộng đồng cũng như việc phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng không đầy đủ sẽ thúc đẩy sự xuất hiện và lây lan của nhiễm trùng kháng thuốc.
Tổ chức Y tế thế giới đã tuyên bố kháng thuốc là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu sức khỏe công cộng toàn cầu mà nhân loại phải đối mặt. Việc sử dụng sai và lạm dụng thuốc là nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển của vi sinh vật kháng thuốc.
"Nếu không có các biện pháp can thiệp ngay lập tức, tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến 10 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu vào năm 2050!".
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
TTXVN mới đây đưa tin: WHO khu vực châu Âu đã thực hiện nghiên cứu tại 14 quốc gia, chủ yếu ở Đông Âu và Trung Á, cho thấy thuốc kháng sinh được kê đơn cho những bệnh như cảm lạnh (24%), các triệu chứng giống cúm (16%), viêm họng (21%) và ho (18%).
Ngoài ra, ở tất cả 14 nước này, hơn 30% trong số khoảng 8.200 người được hỏi ý kiến cho biết đã sử dụng thuốc kháng sinh mà không có đơn thuốc.
Ở một số quốc gia, hơn 40% thuốc kháng sinh được sử dụng mà không có khuyến nghị của bác sĩ.
Thực trạng kháng thuốc kháng sinh tại Việt Nam
Tại Hội nghị triển khai chiến lược quốc gia về phòng chống kháng thuốc và hưởng ứng "Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc" diễn ra tại Hà Nội mới đây Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, kháng thuốc vẫn đang là mối lo ngại ở Việt Nam, bất chấp những tiến bộ khoa học đã đạt được trong 10 năm qua.
Thậm chí, xu hướng kháng kháng sinh ngày càng tăng trong thập kỷ qua. Nhiều thách thức vẫn còn tồn tại, bao gồm năng lực hạn chế của các phòng xét nghiệm trong việc tiến hành giám sát và phân tích dữ liệu, kê đơn thuốc kháng sinh không phù hợp và thiếu việc thực thi các quy định về bán thuốc kháng sinh.
TS. Angela Pratt, đại diện tổ chức WHO tại Việt Nam cũng chia sẻ, Việt Nam nằm trong số các nước có tỷ lệ kháng thuốc cao do lạm dụng, sử dụng không hợp lý thuốc kháng vi sinh vật, đặc biệt là thuốc kháng sinh; hiệu thuốc bán thuốc kháng sinh không kê đơn và bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh không hợp lý.
Lời kêu gọi chung tay phòng chống kháng thuốc
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các thành phần trong xã hội cá nhân cùng chung tay thực hiện và hỗ trợ những sáng kiến của Chiến lược này nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân cũng như sức khỏe của các thế hệ tương lai" - Đây là lời kêu gọi của Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, đại diện Bộ Y tế, phát đi nhân Tuần lễ Thế giới Nâng cao nhận thức về kháng thuốc vừa được phát động trong tháng 11/2023.
TS. Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã đưa ra khuyến cáo: "Việt Nam đã cấm sử dụng kháng sinh kích thích tăng trưởng từ năm 2018, ban hành thông tư yêu cầu kê đơn đối với tất cả các loại kháng sinh sử dụng trên động vật kể từ năm 2020 và sẽ loại bỏ dần việc sử dụng kháng sinh điều trị dự phòng trong ngành chăn nuôi vào năm 2026. Đây là những nỗ lực cụ thể có thể giảm lượng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và giảm nguy cơ kháng kháng sinh ở cả động vật và con người. Nông dân có thể thúc đẩy các biện pháp phòng chống dịch bệnh để giảm thiểu nhu cầu sử dụng kháng sinh bao gồm quy trình chăn nuôi và phúc lợi động vật tốt như mô hình quản lý, chuồng trại, thức ăn và nước uống phù hợp; thực hiện an toàn sinh học hiệu quả và sử dụng vaccine tối ưu và phù hợp".
Trước thực trạng kháng thuốc kháng sinh đáng lo ngại, ngày 25/09/2023, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký ban hành Quyết định số 1121/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng kháng sinh hợp lý và có trách nhiệm ở người, động vật và thực vật. Chiến lược ban hành chính là sự cam kết của Việt Nam trong cuộc chiến chống lại tình trạng kháng thuốc, tăng cường sự chủ động tham gia và phối hợp giữa các ngành từ trung ương đến địa phương, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, trong lĩnh vực sức khoẻ con người, thú y, môi trường.
4 mục tiêu cụ thể của Chiến lược Quốc gia về phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030:
Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa phương và hiểu biết của nhân viên y tế, thú y và người dân về phòng, chống kháng thuốc.
Mục tiêu 2: Củng cố hệ thống giám sát kháng thuốc để cảnh báo kịp thời về sự xuất hiện, lan truyền, mức độ và xu hướng kháng thuốc của các vi sinh vật.
Mục tiêu 3: Giảm sự lan truyền của vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm.
Mục tiêu 4: Sử dụng thuốc kháng vi sinh vật ở người và động vật hợp lý, an toàn và có trách nhiệm.
Chiến lược này là một bước quan trọng hướng tới việc làm chậm sự tiến triển kháng thuốc. Tuy nhiên, "để đạt được tiến bộ, đặc biệt là về sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý, cũng đòi hỏi nỗ lực thống nhất từ các nhà hoạch định chính sách, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu vực tư nhân, nông dân và quan trọng nhất là mỗi người dân ở Việt Nam. Trong công cuộc quan trọng này, Tổ chức Y tế thế giới và các đối tác khác sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ và người dân Việt Nam", TS. Angela Pratt, đại diện tổ chức WHO tại Việt Nam chia sẻ.
Những giải pháp trọng tâm mà Chiến lược Quốc gia về phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định.
"Mỗi chúng ta đều có bổn phận ngăn chặn kháng thuốc tại Việt Nam" - Thông điệp này rất cần lan tỏa đến mỗi người dân, bởi vi khuẩn kháng thuốc có thể không chừa ra bất cứ ai. Nó là mối đe dọa chung của cả cộng đồng.
Theo đó, người dân chỉ nên dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc chống vi sinh vật khác do nhân viên có chuyên môn và thẩm quyền kê đơn, luôn tuân thủ theo lời khuyên của nhân viên y tế khi sử dụng kháng sinh; không bao giờ dùng chung hoặc sử dụng kháng sinh còn thừa của người khác; ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách rửa tay thường xuyên, chuẩn bị thức ăn hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, thực hành tình dục an toàn và tiêm chủng đầy đủ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt vừa can thiệp kịp thời cứu một nam bệnh nhân còn rất trẻ, mới chỉ 31 tuổi nhưng đã bị nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Trong tuần 44 (từ 28/10 - 3/11/2024), số ca mắc sởi ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu gia tăng ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi và nhóm từ 11 tuổi trở lên.
VTV.vn - Một ngư dân đang đánh bắt hải sản trên biển thì bất ngờ bị thương được lực lượng Cảnh sát biển 3 cứu kịp thời đưa vào đất liền điều trị.
VTV.vn - Mỗi khi giao mùa hay trở lạnh, cha mẹ lo lắng con mắc bệnh hô hấp, gây khó chịu và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách.
VTV.vn - Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh vừa phê duyệt khoản viện trợ từ Tổ chức Smile Train, Inc. nhằm triển khai dự án "Hỗ trợ điều trị trẻ em bị khe hở môi - vòm miệng".
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu và điều trị thành công cho một bệnh nhân nữ 75 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau ngực dữ dội.
VTV.vn - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, 10 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 3 trường hợp bệnh nhân sốt rét ngoại lai tại Ea Kar và M’Đrắk.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận và lấy dị vật xiên que (dài khoảng 8cm) đâm từ mũi đến hốc mắt của một bé gái 5 tuổi.
VTV.vn - Sau 6 giờ phẫu thuật, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nối thành công "của quý" của nam thanh niên đã chính tay cắt nát trong lúc hoang tưởng ảo giác.
VTV.vn - Ngày 4/11/2024, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa) đã đưa vào sử dụng hệ thống Hệ thống CTScan GE Revolution Apex 1975.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy, hơn một nửa dân số thế giới không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe bao gồm: canxi, sắt, vitamin C và E.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn gửi các bệnh viện trên địa bàn thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
VTV.vn - Bác sĩ Katy Bowman, tác giả cuốn My Perfect Movement Plan, cho rằng ngồi từ 8-10 tiếng mỗi ngày sẽ khiến bạn già đi nhanh hơn.
VTV.vn - Người bệnh B.T.V. (nữ, 46 tuổi, xã Quảng Yên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng bụng dưới, ấn đau tức.
VTV.vn - Đây là cơ sở khiến 80 học sinh, sinh viên tại Trường Cao đẳng Lào Cai bị ngộ độc thực phẩm.