
Bệnh nhân cùng chồng và con trai đi xe máy từ Yên Bái về Hà Nội để khám bệnh.
Bệnh nhân chia sẻ: "Bản thân không đi được xe ô tô khách vì cứ 15 -20 phút lại đòi dừng xe đi tiểu, nhà xe họ không cho đi".
Sau khi chỉ định thực hiện một số xét nghiệm, cận lâm sàng cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bàng quang tăng hoạt (OAB). Bác sĩ đã kê đơn thuốc, tư vấn rất kỹ cách uống nước, cách tập nhịn tiểu, cách tập cơ sàn chậu và hẹn khám lại sau 1 tháng dùng thuốc.
Một tháng sau, bệnh nhân gọi điện lại cho bác sĩ, báo rằng đã hết triệu chứng tiểu nhiều và không đi khám theo hẹn được vì đang bận công việc mùa màng. Bác sĩ cũng tư vấn thêm cho bệnh nhân với hy vọng sẽ duy trì được kết quả điều trị lâu dài.
Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang hoạt động không đều, gây ra cảm giác cần phải đi tiểu ngay lập tức, thậm chí khi bàng quang chỉ chứa một lượng nhỏ nước tiểu. Người mắc OAB thường có thể phải đi tiểu nhiều lần trong ngày và đêm, thậm chí có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát việc tiểu tiện, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Các nguyên nhân gây nên bàng quang tăng hoạt có thể bao gồm:
1. Tuổi tác: Sự suy giảm của các cơ bàng quang và hệ thần kinh liên quan có thể góp phần vào việc phát triển OAB, đặc biệt là ở người cao tuổi.
2. Các tình trạng như viêm nhiễm, tiểu đường, bệnh Parkinson, đa tiểu đường, hoặc bất kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh có thể gây ra OAB.
3. Sự thay đổi hormone trong cơ thể, như trong quá trình mãn kinh ở phụ nữ, có thể làm tăng nguy cơ mắc OAB.
4. Sử dụng quá nhiều caffeine hoặc rượu, hút thuốc lá, hoặc các loại thuốc nhất định có thể tăng nguy cơ mắc OAB.
5. Sự căng thẳng quá mức của cơ bàng quang, dẫn đến việc bàng quang co bóp một cách không kiểm soát, cũng có thể gây ra OAB.
6. Một số trường hợp OAB có thể có yếu tố di truyền, OAB có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới.
Việc xác định nguyên nhân cụ thể của tình trạng bàng quang tăng hoạt thường cần sự đánh giá từ bác sĩ chuyên khoa và các xét nghiệm y tế phù hợp. Người bệnh khi có triệu chứng điển hình của OAB như tiểu nhiều, tiểu khó kiểm soát… nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, tự tin với các hoạt động, công việc hàng ngày.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Thời tiết diễn biến thất thường làm cho vi khuẩn, virus thuận lợi phát triển, làm cho các thức ăn dễ bị hư, nhiễm khuẩn khiến trẻ nhập viện do bị tiêu chảy tăng.
VTV.vn - Phụ nữ hiện đại luôn dành nhiều sự quan tâm cho vấn đề sức khỏe sắc đẹp, tuổi tác. Một giải pháp chống lão hóa, duy trì sức khỏe và sắc đẹp đó chính là bổ sung NMN.
VTV.vn - Bệnh nhân nam, 74 tuổi, trú tại Hà Nội, nhập viện trong tình trạng hôn mê, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.
VTV.vn - Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh, song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
VTV.vn - Thời đại công nghệ bùng nổ, những chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng và màn hình trò chơi điện tử đã trở thành "người bạn thân" của hàng triệu trẻ em.
VTV.vn - Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận 4 ổ dịch chó dại tại 3 xã của huyện Long Thành và 1 xã của huyện Cẩm Mỹ.
VTV.vn - Người phụ nữ 50 tuổi, vào Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP Hồ Chí Minh) trong tình trạng đau đầu nặng, sụp mí mắt và suy giảm thị lực mắt phải, song thị.
VTV.vn - Sởi là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm và rất dễ lây lan, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm phòng.
VTV.vn - Gần một tuần nay, Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn (Phú Thọ) có đến 25% trẻ nhập viện do các bệnh đường hô hấp - xét nghiệm dương tính với virus hợp bào hô hấp.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 12 tuổi, mắc dị tật tịt cửa mũi sau một bên - một bệnh lý hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1/8.000 trẻ.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm của Trường THCS Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn mới nhất về chẩn đoán và điều trị bệnh sởi, cập nhật nhiều nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống và điều trị căn bệnh này.
VTV.vn - Sáng 29/3, đoàn công tác của Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng.
VTV.vn - Ngày 29/3, Bộ Y tế có công văn hỏa tốc về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
VTV.vn - Đó là Phòng khám đa khoa An Đông tại số 360 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.