Ngày 24/03, chương trình tư vấn trực tuyến Đau nhức xương khớp hậu COVID-19 - giải pháp từ chuyên gia đầu ngành do Báo điện tử VTV phối hợp cùng Hệ thống BVĐK Tâm Anh và nhãn hàng JEX thế hệ mới đồng tổ chức đã thu hút hàng trăm nghìn lượt xem trên các nền tảng online. Hàng loạt thắc mắc như đau khớp hậu Covid nguyên nhân do đâu? Nên làm gì để khắc phục cơn đau? Uống thuốc giảm đau có hết không? Khi nào cần đến gặp bác sĩ để thăm khám?... đã được hai chuyên gia xương khớp hàng đầu: TS Tăng Hà Nam Anh - Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình BVĐK Tâm Anh TP.HCM và PGS.TS Vũ Thị Thanh Thủy - Khoa Cơ xương khớp BVĐK Tâm Anh Hà Nội trực tiếp giải đáp.
Nếu bỏ lỡ khung giờ phát sóng, quý độc giả có thể theo dõi lại chương trình TẠI ĐÂY!
Tình trạng đau khớp hậu COVID-19 tại Việt Nam
Đau khớp là 1 trong 10 di chứng phổ biến nhất hậu COVID-19. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả người lớn tuổi và người trẻ, người có tiền sử bệnh khớp và người chưa từng gặp vấn đề về khớp với các mức độ nặng - nhẹ khác nhau.
TS Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TPHCM cho biết: Nếu như trước khi bùng dịch, lượng khách đến khám chỉ 50-70 ca/ngày thì bây giờ, trung tâm tiếp nhận số ca tăng vọt là 200-250 ca/ngày. Không chỉ riêng TP. HCM và khu vực miền Nam, theo PGS.TS Vũ Thị Thanh Thủy, Khoa Cơ xương khớp BVĐK Tâm Anh Hà Nội, thủ đô Việt Nam cũng là địa phương có tỷ lệ nhiễm Covid rất cao, kéo theo số người gặp di chứng hậu Covid, đặc biệt là vấn đề xương khớp cũng tăng vọt.
Giải thích về lượng bệnh nhân khám bệnh xương khớp tăng đột biến ở thời điểm hiện tại, hai chuyên gia nêu lên 3 lý do chủ yếu. Thứ nhất, các lệnh giãn cách trước đó làm cản trở lịch tái khám của nhiều bệnh nhân xương khớp mãn tính, nên khi xã hội mở cửa trở lại thì lượng người đi khám đông đúc, ồ ạt. Thứ hai, nhiều người nhận thấy cơn đau khớp ngay từ khi bị nhiễm Covid nhưng phải chờ âm tính mới có thể đến bệnh viện kiểm tra. Thứ ba, nhiều trường hợp đau khớp dai dẳng sau nhiều tháng nhiễm Covid nên nôn nóng được thăm khám xương khớp.
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp hậu COVID-19
Bên cạnh tình trạng mệt mỏi và chán ăn, nhiều F0 sau khi khỏi bệnh cảm thấy xương khớp nhức mỏi hơn, dù bản thân có hoặc không có tiền sử bệnh xương khớp. Khách mời của chương trình, chị Hương Giang - Nhân viên kinh doanh (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Trước đây, do tính chất công việc nên tôi cũng thường đau vai gáy. Tuy nhiên, sau khi mắc COVID-19, cơn đau tăng nặng hơn, kèm theo hiện tượng cứng cơ, sái cổ. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc”.
Liên quan đến tình trạng đau khớp hậu COVID-19, khán giả Hoàng Thể thắc mắc: Em bị COVID-19 từ hôm 1/3 điều trị 14 ngày về âm tính. Nhưng đến ngày 17/3 thấy đau khớp gối phải và đến ngày 21/3 thì đau mỏi hết các cơ trong cơ thể. Liệu đây có phải di chứng hậu COVID-19 không?
Giải đáp vấn đề này, PGS Thanh Thủy chia sẻ, những trường hợp khỏi Covid khoảng 2 tuần thì xuất hiện triệu chứng đau xương khớp, nguyên nhân đầu tiên phải nghĩ đến là các yếu tố về cơ học (vận động) như cử động sai tư thế, cúi khom lưng, ngồi nhiều… cộng thêm tâm lý như lo lắng, bất an cũng khiến xương khớp đau mỏi hơn… Tuy nhiên, khi mắc Covid, cơ thể sẽ sản xuất ra rất nhiều cytokine như Interleukin 1, Interleukin 6, TNF-alpha… gây viêm khớp và đau khớp.
Đặc biệt, các nghiên cứu gần đây đã cho thấy, một số bệnh nhân sau khi khỏi COVID-19 một thời gian có xuất hiện triệu chứng đau khớp và sưng khớp. Nguyên nhân là do viêm khớp phản ứng hoặc viêm khớp do nhiễm khuẩn. Do đó, tình trạng đau khớp sau khi âm tính với SARS-CoV-2 cũng có thể được xem là hội chứng COVID-19 kéo dài hay di chứng hậu COVID-19.
Tiếp lời PGS Thanh Thủy, TS Nam Anh khuyên mọi người sau khi hết Covid, nếu đau khớp 1-2 tuần không hết nên đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt. Bởi thực ra, chúng ta rất khó đoán định nguyên nhân đau khớp có phải là do COVID-19 hay không. Phải thông qua các xét nghiệm, chụp chiếu, bác sĩ mới chẩn đoán chính xác nguồn gốc của cơn đau, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng đau khớp và phòng ngừa bệnh khớp hiệu quả.
Nếu thấy cơn đau khớp kéo dài, người bệnh nên được thăm khám sớm (Ảnh: BVĐK Tâm Anh)
Cũng là băn khoăn về nguyên nhân đau khớp bất thường sau khi hết COVID-19, khán giả Tôn Trần bộc bạch: Em bị đau cổ vai gáy kể từ khi thành F0 đến giờ. Lúc mới hết COVID-19 được 1 tuần là em lao vào làm việc, kết quả là mấy nay đau thấm đẫm. Sáng ngủ dậy nhức 2 bả vai, đốt sống lưng thì không thẳng nổi cứ phải gượng gượng từ từ. Đầu gối cũng vậy, mỗi lần đi xuống cầu thang là thấu xương. Không rõ vấn đề của em là do đâu?
Chuyên gia giải đáp, ngay sau khi khỏi COVID-19, việc phải đi làm ngay với cường độ làm việc quá cao, khiến tinh thần người bệnh bị ảnh hưởng. Như chúng ta biết, trung tâm điều khiển đau nằm trên vỏ não. Bất kì sự chi phối nào dẫn đến sự mất thăng bằng của vỏ não như làm việc căng thẳng, lo lắng, mất ngủ cũng đều sẽ làm cho tình trạng đau tăng lên. Kèm theo đó, thời gian chữa bệnh phải nằm nhiều, cơ bắp bị yếu, nên khi làm việc quá sức sẽ khiến cơ căng cứng, dẫn đến triệu chứng đau trầm trọng hơn.
Giải pháp giảm đau, ngừa bệnh khớp hậu COVID-19
Đến với câu chuyện giảm đau khớp hậu COVID-19, chị Hương Giang - Khách mời trong chương trình chia sẻ: Sau khi khỏi COVID-19, nhận thấy cơn đau không chỉ ở vai gáy nữa mà tấn công vào cả các khớp tay và khớp chân, tôi cảm thấy rất lo lắng cho sức khỏe vì bây giờ tuổi mình cũng khá cao rồi. Tôi có đi khám ở các bệnh viện, bác sĩ cũng cho đơn thuốc về để tự điều trị ở nhà nhưng cũng chỉ được một thời gian, khi ngừng thuốc thì cơn đau nhức xương khớp và vai gáy nó quay trở lại, thậm chí càng đau nặng hơn.
Không chỉ riêng chị Hương Giang, rất nhiều khán giả theo dõi buổi tư vấn cũng gặp vấn đề tương tự. Chẳng hạn như bạn Cao Kim Thoa có tâm sự rằng: Mẹ em sau khi bị COVID-19 tháng trước thì hay bị đau lưng, nhiều khi thức dậy không ngồi ngay được mà phải xoay người tới lui mới đỡ. Mẹ em đi khám thì được bác sĩ kê đơn thuốc nhưng uống không khỏi. Hay trường hợp của bạn Trúc Đào: Tôi bị đau đốt sống thắt lưng nhưng chỉ đau từ 3h đến 7h sáng, uống thuốc thì giảm, hết thuốc lại đau.
Trước nỗi lo phải uống thuốc giảm đau kéo dài, ngưng thuốc thì cơn đau khớp càng tăng nặng của nhiều người bệnh, PGS Thanh Thủy và TS Nam Anh đều đồng tình, đau khớp xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm căng cơ, làm việc quá sức, bệnh lý mãn tính như bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp, tác động của SARS-CoV-2 và cũng có thể do các bệnh lý toàn thân như bệnh dạ dày, gan, thận, thậm chí là ung thư. Do đó, nếu uống 1-2 tuần mà không thấy đỡ thì việc cấp bách lúc này là nên đi khám tại bệnh viện. Chỉ khi đi khám, tìm ra chính xác nguyên nhân là gì, bác sĩ mới kê toa thuốc và phương pháp giảm đau phù hợp, an toàn cho từng người.
Tuyệt đối không nên "mượn" đơn thuốc của người khác, hay tự ý sử dụng thuốc mà không nắm rõ về thành phần, nguồn gốc xuất xứ. Đã có nhiều trường hợp gặp tai biến, biến chứng do sử dụng thuốc sai cách, nhất là thuốc chứa nhiều corticoid.
Không nên lạm dụng thuốc giảm đau, tránh tác dụng phụ nguy hiểm cho người bệnh
Với những người mới có dấu hiệu của bệnh lý cơ xương khớp, nên chủ động bảo tồn cơ xương khớp của mình từ sớm. Tránh để bệnh trở nặng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống hàng ngày.
Liên quan đến việc bảo tồn xương khớp từ sớm, cả 2 chuyên gia lưu ý mọi người hai điều kiện cần thiết để khớp chắc khỏe và dẻo dai. Đầu tiên là chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày với các bài tập phù hợp. Sau đó là xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường thực phẩm giàu canxi và các loại vitamin. Trường hợp đang có bệnh khớp, cần tuân thủ chế độ ăn uống và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các chuyên gia cũng khuyến khích mọi người nên bổ sung thêm sản phẩm chứa các dưỡng chất thiên nhiên, đã được chứng minh về công dụng giảm đau, nuôi dưỡng xương khớp an toàn như Collagen Type II không biến tính giúp điều hòa miễn dịch, giảm quá trình viêm tại khớp; Collagen Peptide sẽ bảo vệ xương dưới sụn không bị tổn hại; chiết xuất nghệ và vỏ cây liễu trắng giúp kháng viêm; chiết xuất vỏ lụa của màng trứng (Eggshell Membrane) sẽ giúp tăng sản sinh chất nền sụn (collagen và aggrecan)... Hiện nay, các tinh chất này đều có mặt trong sản phẩm JEX thế hệ mới.
Kết hợp sử dụng JEX thế hệ mới giúp hỗ trợ giảm đau khớp hậu COVID-19 hiệu quả hơn
Tiến sĩ Nam Anh cho biết thêm, vì chứa thành phần từ thiên nhiên nên sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh khớp rất tốt mà lại an toàn. Nhờ ưu điểm này mà hầu hết bệnh nhân xương khớp, kể cả người lớn tuổi kèm theo các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch… đều có thể yên tâm sử dụng sản phẩm lâu dài.
Cũng nhờ biết đến JEX mà chị Hương Giang (khách mời) đã cắt được cơn đau nhức vai gáy mà không cần dùng đến thuốc giảm đau nữa. Hỏi về trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm, chị tâm tình: “Tôi bị đau dạ dày nhưng khi uống JEX thì thấy rất êm, không có tác dụng phụ gì và cũng không ảnh hưởng đến dạ dày. Hơn nữa, uống 2 viên JEX/ ngày, chỉ tốn khoảng 21 nghìn, nên tôi thấy cũng hợp lý, phù hợp với thu nhập”.
Để biết thêm nhiều hơn về sản phẩm JEX thế hệ mới và các bệnh lý xương khớp, quý khán giả có thể tham khảo TẠI ĐÂY hoặc inbox về fanpage JEX - Chuyên gia xương khớp để được chuyên gia giải đáp.
JEX thế hệ mới với sự kết hợp bộ tinh chất quý từ thiên nhiên (Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…), đã được chứng minh tác dụng hỗ trợ:
Giảm đau trong thoái hóa khớp, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp
Bảo vệ, tái tạo sụn khớp, bảo vệ màng hoạt dịch;
Tăng độ bền và dẻo dai cho khớp
Làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Các thành phần trong JEX thế hệ mới được chiết xuất bằng công nghệ hiện đại từ Mỹ, dễ hấp thu, được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Độc giả tham khảo thêm thông tin về JEX thế hệ mới tại jex.com.vn
Hotline: 1800 556 889
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim rối loạn nhịp tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO)
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa kịp thời xử trí cho một trường hợp trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết.
VTV.vn - Bệnh nhân 57 tuổi, đi xe máy tự ngã, nhập viện trong tình trạng sưng nề, bầm tím mắt trái, vết thương phức tạp vùng môi trên...
VTV.vn - Bệnh nhân 28 tuổi, bị biến chứng nghiêm trọng do tự chữa trị bỏng không đúng cách bằng cao sim - một loại cao tự chế thường được sử dụng trong dân gian.
VTV.vn - Sau một ngày làm việc ở nghĩa trang trở về, ông N.T.T., (60 tuổi, Tuyên Quang - làm nghề quản trang) thấy trên ngực xuất hiện một nốt đỏ như một nốt mụn thông thường.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp nam thanh niên (24 tuổi, Hà Nội) bị gãy xương cánh tay phải do tham gia trò chơi vật tay với bạn.
VTV.vn - Trong 2 ngày liên tiếp, Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh tiếp nhận 2 trường hợp bị đèn sân khấu trong đám cưới chiếu vào và mắt mờ đột ngột.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TP Hồ Chí Minh tiếp nhận liên tiếp 2 trường hợp đột quỵ khi thức giấc trong cùng một buổi sáng.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận và cứu sống thành công một trường hợp bệnh nhân 76 tuổi, vỡ phình động mạch chủ bụng.
VTV.vn - Ovisure Gold – giải pháp dinh dưỡng lý tưởng cho người xương khớp: giảm đau nhức, cải thiện thoái hóa, cung cấp dưỡng chất nâng cao sức khỏe bền vững.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 2/2025.
VTV.vn - Chiều ngày 15/1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ, 67 tuổi, trong tình trạng hôn mê sâu.
VTV.vn - TS. BS Nguyễn Thu Hương là bác sĩ hàng đầu trong ngành nhãn khoa, và được mệnh danh là "Bàn tay vàng" trong lĩnh vực phẫu thuật khúc xạ, thể thủy tinh, dịch kính.
VTV.vn - Hội chứng bong vảy da do tụ cầu, trước đây là gọi là bệnh Ritter, một bệnh lý nhiễm trùng da cấp tính gây nên bởi độc tố của vi khuẩn tụ cầu vàng.
VTV.vn - Tìm đến thẩm mỹ để làm đẹp vòng 1 sau khi sinh con, bệnh nhân nữ 19 tuổi đã gặp phải biến chứng vì tiêm chất làm đầy.