
Vụ việc liên quan đến trường hợp hy hữu này đã được đăng trên tạo chí Y khoa New England vào ngày 23/9.
Kênh CNN (Mỹ) cho biết: Nạn nhân được phát hiện đã bất tỉnh trong một nhà hàng ăn nhanh và được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, rất không may là ông này đã tử vong ngay ngày hôm sau.
Sau khi chẩn đoán nguyên nhân tử vong, các bác sĩ cho biết người đàn ông này "có chế độ dinh dưỡng không tốt, thường ăn nhiều gói kẹo hàng ngày". Ba tuần trước khi cấp cứu tại bệnh viện, ông chuyển sang dùng loại kẹo mềm cam thảo có chứa glycyrrhizic acid. Mỗi ngày ông ăn hết một gói rưỡi loại kẹo cam thảo này.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), glycyrrhizic acid là chất tạo vị ngọt chiết xuất từ rễ cây cam thảo. Tuy nhiên, chất này có thể gây giảm lượng kali trong cơ thể và có thể dẫn đến huyết áp cao, rối loạn nhịp tim và thậm chí là suy tim.
Bác sĩ Neel Butal tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ) cho biết: "Ngay cả một lượng nhỏ cam thảo cũng có thể tăng huyết áp của bạn".
Những người trên 40 tuổi cần cẩn trọng về lượng tiêu thụ cam thảo. Khi sử dụng cam thảo với lượng khoảng 56 gram/ngày trong 2 tuần liên tiếp có thể gây rối loạn nhịp tim, theo cảnh báo của FDA. Tất nhiên, ảnh hưởng tiêu cực từ việc ăn quá nhiều cam thảo có thể đảo ngược nếu thay đổi mức tiêu thụ. Sau 2 tuần, lượng kali trong cơ thể sẽ trở về mức bình thường.
"Axit glycyrrhizic không chỉ có trong kẹo cam thảo. Nó còn có ở trà cam thảo hay một số loại bia, như bia Bỉ, cũng có hợp chất này" - Tiến sĩ Robert Eckel, cựu Chủ tịch Hiệp hội Tim mạch Mỹ, chỉ ra.
FDA Mỹ chỉ cho phép thực phẩm chứa hàm lượng a xít glycyrrhizic tối đa ở mức 3,1%. Tuy nhiên, nhiều loại kẹo và sản phẩm có nguồn gốc cam thảo ở Mỹ lại không tiết lộ hàm lượng a xít glycyrrhizic trong sản phẩm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Nho được các chuyên gia giới thiệu như một lựa chọn lý tưởng để ăn vặt vì hàm lượng calo thấp và rất giàu dinh dưỡng.
VTV.vn - Tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh, thường xuất hiện ở giai đoạn sớm của trẻ em, kéo dài và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ.
VTV.vn - Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: Bệnh nhân nặng nhất trong 6 ca bệnh bị ngộ độc rượu chuyển vào bệnh viện ngày 30/3 đã tử vong.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa tiếp nhận điều trị cho 4 bệnh nhân mắc viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng sau khi ăn tiết canh và thịt thỏ.
VTV.vn - Bệnh nhân nam 72 tuổi (Hòa Bình) vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng nguy kịch do nhiễm giun lươn lan tỏa.
VTV.vn - Ngày 31/3, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận trường hợp bệnh nhi N.H.A. (14 tuổi, trú tại TP Vinh, Nghệ An) bị nhiễm trùng nặng sau khi điều trị bỏng cồn bằng thuốc nam.
VTV.vn - Bệnh viện Mắt Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi 9 tuổi (dân tộc H’Mông, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) trong tình trạng mắt trái bị rách góc mi trong.
VTV.vn - Bệnh viện Vũng Tàu vừa điều trị thành công cho sản phụ có tình trạng mạch máu tiền đạo trong thai kỳ và đón thành công bé gái nặng 3kg chào đời khỏe mạnh.
VTV.vn - Khoa Ngoại Tiêu hóa, BVĐK Hồng Ngọc liên tục tiếp nhận nhiều ca cấp cứu mất máu nghiêm trọng do bệnh trĩ, căn bệnh vốn được coi là lành tính, không đe dọa tính mạng.
VTV.vn - Thời tiết diễn biến thất thường làm cho vi khuẩn, virus thuận lợi phát triển, làm cho các thức ăn dễ bị hư, nhiễm khuẩn khiến trẻ nhập viện do bị tiêu chảy tăng.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định vừa chẩn đoán chính xác ca bệnh hiếm xơ cứng bì cho nam bệnh nhân 61 tuổi.
VTV.vn - Đây là trường hợp tử vong do bệnh dại thứ 2 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới xếp bệnh giun rồng vào nhóm bệnh nhiệt đới bị lãng quên và là một trong những bệnh ký sinh trùng được ưu tiên loại trừ trên phạm vi toàn cầu.
VTV.vn - Trong tuần qua (từ ngày 21/3 đến ngày 28/3), Hà Nội ghi nhận 189 trường hợp sởi tại 28 quận, huyện.
VTV.vn - Theo TS. BS. Phan Bích Nga (Trưởng Khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em - Viện dinh dưỡng Quốc gia), tình trạng thấp còi ở trẻ chủ yếu là do thiếu kiến thức về dinh dưỡng.