Theo báo cáo "Thừa cân béo phì ở người trưởng thành Việt Nam: Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ" của nhóm nghiên cứu từ Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng, các yếu tố nguy cơ dẫn đến thừa cân béo phì bao gồm chế độ ăn nhiều thức ăn động vật, ít hoạt động thể lực và một số yếu tố khác như sử dụng rượu, bia ở mức có hại, tuổi và giới tính, và yếu tố kinh tế xã hội.
Đặc biệt, Tổ chức y tế thế giới (WHO) nhấn mạnh chế độ ăn uống không lành mạnh và thói quen sống thiếu vận động là hai nhóm nguy cơ chính gây ra các căn bệnh về tiểu đường, béo phì và ung thư. Cũng theo báo cáo của WHO, ô nhiễm không khí cũng được xem là một tác nhân gây ra sự gia tăng của các căn bệnh trên. Tổ chức này còn cho biết ngủ không đủ thời gian tối thiểu hoặc tiêu thụ nhiều các thực phẩm có chứa chất béo hay hàm lượng muối cao cũng có thể là nguyên nhân gây ra thừa cân.
Mặt khác, một nghiên cứu được Đại học Công nghệ Auckland và Đại học Auckland, New Zealand thực hiện đã phát hiện thời gian ngồi trước màn hình tivi hoặc máy tính của trẻ nhỏ sẽ làm tăng nguy cơ bị béo phì và giảm các kỹ năng vận động.
Đánh thuế nước ngọt có thực sự là giải pháp hiệu quả?
Theo ghi nhận, trên thế giới có khoảng 40 quốc gia áp thuế đặc biệt đối với nước ngọt với mục tiêu giảm và ngăn ngừa các bệnh tiểu đường và béo phì. Tuy nhiên, hiệu quả của chính sách thuế này chưa được chứng minh ở bất kỳ quốc gia nào. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ người thừa cân, béo phì và tiểu đường ở các quốc gia áp dụng thuế TTĐB trên nước ngọt không những không giảm mà vẫn tăng đều qua các năm.
Tại khu vực châu Á chỉ có 4 quốc gia áp thuế đối với nước ngọt là Brunei, Campuchia, Lào và Thái Lan. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỉ lệ béo phì ở độ tuổi từ 5 đến 19 tuổi và độ tuổi từ 18 tuổi trở lên ở các nước này vẫn tăng liên tục trong 16 năm qua. Đặc biệt, Brunei và Thái Lan là hai quốc gia có tỷ lệ béo phì tăng nhanh và cao nhất trong khu vực. Cũng trong báo cáo này, Việt Nam là nước có tỷ lệ thừa cân, béo phì thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á với tỷ lệ người thừa cân chiếm khoảng 10.2% dân số.
Cũng theo nghiên cứu gần đây của Viện nghiên cứu kinh tế New Zealand được tiến hành năm 2017 về đánh giá hiệu quả của thuế tiêu thụ đặc biệt cho đồ uống không cồn có đường đối với việc cải thiện sức khỏe người tiêu dùng, đã chỉ ra rằng: (i) không thể xác định được mối quan hệ nhân quả giữa thuế và thói quen tiêu dùng; (ii) không thể khẳng định mối tương quan giữa thuế và hiệu quả sức khỏe; và (iii) không có chính sách thuế nào là tối ưu. Có thể khẳng định, việc áp thuế TTĐB trên nước ngọt không phải là một giải pháp triệt để cho bài toán tăng cân của người Việt.
Tìm ra biện pháp để giải quyết triệt để tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bộ, ban ngành Việt Nam. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học và thực tế áp dụng, có vẻ như việc áp thuế TTĐB lên nước ngọt không phải giải pháp hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe của người dân.
Đi tìm giải pháp "trị tận gốc" vấn đề béo phì
Những quốc gia có tỷ lệ người béo phì và tiểu đường tăng cao như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore hay Úc, cũng đều không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường mà tập trung vào các chính sách và chương trình giáo dục về dinh dưỡng, rèn luyện thể lực và tăng cường vận động.
Điển hình, chính phủ Nhật Bản khuyến khích doanh nghiệp phát triển các sản phẩm FOSHU - là các loại thực phẩm chứa các thành phần hỗ trợ sức khỏe mang lại những tác động về sinh lý và sinh học lên cơ thể người. Chính sách này sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống phát triển các sản phẩm lành mạnh hơn, đồng thời khuyến khích các nhà sản xuất thực phẩm đối mới công nghệ và phát triển đa dạng các loại nguyên liệu lành mạnh hơn, bao gồm các loại thực phẩm và đồ uống có hàm lượng đường thấp.
Cũng theo khuyến cáo của WHO, các quốc gia nên áp dụng các biện pháp để giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày của người dân như: (1) áp dụng ngưỡng muối tối đa trong thành phần thực phẩm hoặc các bữa ăn; (2) tạo một môi trường giảm lượng muối trong khẩu phần ăn ở các bệnh viện, trường học, công sở, nhà dưỡng lão; (3) giáo dục, tuyên truyền nhằm thay đổi thói quen sử dụng nhiều muối, và (4) áp dụng bắt buộc ghi thành phần muối trên nhãn các bao bì sản phẩm.
Tại Việt Nam, chương trình Sức khỏe Việt Nam của Bộ Y tế do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát động cuối tháng 2 cũng đã được triển khai thông qua phong trào 10.000 bước chân mỗi ngày, khuyến khích đi bộ hàng ngày nhằm tăng cường vận động thể lực cho người dân.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Từ ngày 1-10/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai sẽ triển khai chiến dịch uống vitamin A vòng II năm 2024 cho trẻ từ 06-35 tháng tuổi.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên phạm vi toàn quốc đối với 3 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn về việc, đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua.
VTV.vn - Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa thành lập đoàn công tác đến giám sát hỗ trợ, điều tra dịch tễ tình hình bệnh bạch hầu tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
VTV.vn - Áp lực về kinh tế, công việc, nhà ở khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ phải cân nhắc trong việc sinh con.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.