Nhiệt độ trung tâm cơ thể bình thường của trẻ là từ 36,5 - 37,5 độ C. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mức độ hạ thân nhiệt nhẹ, trung bình và nặng ở trẻ sơ sinh được xác định như sau:
- Nhẹ: nhiệt độ trung tâm cơ thể từ 36 - 36,4 độ C.
- Trung bình: nhiệt độ trung tâm cơ thể từ 32 - 35,9 độ C.
- Nặng: nhiệt độ cơ thể dưới 32 độ C.
Trẻ sinh non rất dễ bị ảnh hưởng của hạ thân nhiệt sớm hơn so với trẻ đủ tháng. Tuy vậy, khoảng nhiệt độ cho hạ thân nhiệt nhẹ, trung bình, nặng vẫn chưa được xác định cho trẻ sinh non. Với trẻ sinh cực non (cân nặng khi sinh dưới 1000 gam) giới hạn dưới của khoảng nhiệt độ được xác định là hạ thân nhiệt nặng bắt đầu từ dưới 35 độ C.
Những trẻ trong tình trạng bệnh nặng như nhiễm trùng, suy hô hấp, thiếu oxy hoặc sốc có thể chịu ảnh hưởng của hạ thân nhiệt nhanh hơn và nặng hơn. Điều quan trọng là nhận biết được sớm những diễn biến nặng có thể và đang xuất hiện trước khi dẫn đến mức độ hạ thân nhiệt nặng.
Các hình thức đáp ứng với lạnh của trẻ nhỏ
Co mạch - Giảm mất nhiệt
Khi trẻ sơ sinh bị lạnh, mạch máu ở tay và chân co lại. Sự co mạch này ngăn ngừa máu tới bề mặt da đang bị mất nhiệt; máu được giữ lại trong thân người.
Khi co mạch kéo dài, lượng máu và oxy cung cấp cho các mô giảm làm tăng nguy cơ chuyển hóa yếm khí và nhiễm axit lactic, dẫn đến tổn thương các cơ quan và mô.
Chuyển hóa mỡ nâu - Tăng sinh nhiệt
Mỡ nâu là một chất được tích lũy ở trẻ, tăng dần về số lượng theo tuổi thai, đặc biệt tăng nhanh trong giai đoạn cuối của quý ba thai kỳ. Với trẻ sơ sinh đủ tháng, lượng mỡ nâu chiếm khoảng 2 - 7% trọng lượng cơ thể. Lớp mỡ nâu nằm xung quanh thận, tuyến thượng thận, trung thất, dưới xương bả vai, vùng nách và gáy. Khi cơ thể đáp ứng với stress do lạnh, norepinephrin (noradrenalin) được giải phóng ra các đầu mút thần kinh trong lớp mỡ nâu, mỡ nâu trực tiếp bị chuyển hóa và "đốt cháy".
Khi bị đốt cháy, các tế bào mỡ nâu tạo ra nhiều năng lượng hơn bất kỳ một mô nào khác trong cơ thể! Hoạt động chuyển hóa cao này tạo nhiệt cho những vùng sâu trong cơ thể và làm ấm máu tuần hoàn đi qua đó. Quá trình sinh nhiệt này được gọi là "sinh nhiệt không run cơ".
Tăng hoạt động cơ và co cơ - Tăng sinh nhiệt và giảm mất nhiệt
Khi đáp ứng với stress do lạnh, trẻ sơ sinh không có hoặc có rất ít khả năng run cơ. Thay vào đó, trẻ tăng mức độ các hoạt động như khóc, co gấp chân tay, những hoạt động này tạo ra nhiệt trong cơ. Co gấp chân tay cũng làm giảm mất nhiệt do giảm diện tích bề mặt.
Trẻ suy kiệt, bệnh nặng và sinh non thường bị giảm trương lực cơ và mềm nhũn - nằm duỗi chân tay. Tư thế này làm tăng diện tích bề mặt gây mất nhiệt.
Mất nhiệt qua những đường nào?
Nhiệt độ cơ thể tăng (hay giảm) do 4 cơ chế: dẫn truyền, đối lưu, bay hơi, và bức xạ nhiệt.
Mất nhiệt qua dẫn truyền
Mất nhiệt do dẫn truyền là nhiệt truyền giữa hai vật thể rắn tiếp xúc với nhau. Ví dụ, cơ thể của trẻ sơ sinh với các vật thể rắn như đệm, cân, hoặc đệm X-quang. Chênh lệch nhiệt độ giữa hai bề mặt càng lớn, sự mất nhiệt diễn ra càng nhanh.
Mất nhiệt qua đối lưu
Mất nhiệt do đối lưu xảy ra khi nhiệt của cơ thể trẻ sơ sinh bị truyền đi bằng các dòng khí, chẳng hạn như khi trẻ bị tiếp xúc với luồng gió từ cửa thông gió, máy điều hòa, cửa sổ, cửa ra vào, máy sưởi, quạt, ô cửa sổ lồng ấp mở và sự đi lại quanh giường. Mất nhiệt xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ môi trường lạnh hơn và/hoặc khi vận tốc dòng khí cao hơn.
Mất nhiệt do bay hơi
Mất nhiệt do bay hơi xảy ra khi nước ẩm ở bề mặt da hoặc niêm mạc đường hô hấp chuyển thành hơi. Quá trình bay hơi luôn đi kèm với ảnh hưởng của môi trường lạnh. Một lần nữa, môi trường càng lạnh, sự bay hơi diễn ra càng nhanh. Thông thường, trẻ sơ sinh bị mất nhiệt do bay hơi ở dạng không nhận thấy, nghĩa là bay hơi thụ động qua da và hô hấp. Dạng mất nhiệt nhận thấy xảy ra khi mồ hôi bay hơi. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh không đổ mồ hôi.
Mất nhiệt do bức xạ
Mất nhiệt do bức xạ là sự truyền nhiệt giữa các bề mặt rắn không trực tiếp tiếp xúc với nhau. Nhiệt độ da của trẻ sơ sinh thường ấm hơn nhiệt độ các bề mặt xung quanh nên nhiệt sẽ truyền theo hướng từ các phần bộc lộ của cơ thể trẻ tới các bề mặt rắn liền kề.
Các bề mặt này càng mát thì quá trình mất nhiệt xảy ra càng nhanh. Kích thước của hai bề mặt rắn cũng ảnh hưởng tới lượng nhiệt bị mất; do đó, dễ thấy rằng trẻ sơ sinh nhẹ cân có thể mất nhiệt rất nhanh do bức xạ truyền cho tường hoặc cửa sổ to và mát.
Làm sao để tránh mất nhiệt ở trẻ ?
Các biện pháp giúp giảm sự mất nhiệt do dẫn truyền:
- Làm ấm các đồ vật trước khi cho tiếp xúc với trẻ, bao gồm (nhưng không giới hạn): đệm, bàn tay của bạn, ống nghe, đệm X-quang và chăn.
- Sử dụng vật đệm giữa cơ thể trẻ sơ sinh và bề mặt lạnh. Ví dụ, khi cân trẻ, đặt một khăn ấm lên bàn cân, chỉnh kim đồng hồ về số 0 rồi tiến hành cân trẻ.
- Quần áo và mũ là những vật cách nhiệt tốt, tuy nhiên, trong thực tế, trẻ sơ sinh mắc bệnh nặng thường không được mặc. Đội mũ che đầu cho trẻ sơ sinh khi có thể.
- Đối với trẻ sinh rất non, đặt một đệm nhiệt hóa học bên dưới trẻ, phủ ga mỏng lên đệm trước khi cho trẻ nằm.
Các biện pháp giúp giảm sự mất nhiệt do đối lưu:
- Luôn dựng đứng các tấm chắn của giường sưởi bức xạ và đóng cửa sổ lồng ấp.
- Nếu dự đoán trẻ sẽ sinh non, đặc biệt là trẻ ít hơn hoặc tương đương 28 tuần thai, tăng nhiệt độ phòng đẻ (sinh) lên 26-28 độ C.
- Việc này sẽ làm giảm chênh lệch nhiệt độ để tránh mất nhiệt. Nói cách khác là luồng gió ấm ít gây lạnh cho trẻ hơn rất nhiều so với luồng gió lạnh.
- Bọc trẻ sinh non bằng màng plastic bọc thực phẩm. Việc sử dụng màng bọc này có thể không có tác dụng đối với trẻ sơ sinh cân nặng trên 1,5 kg.
- Khi chuyển trẻ sơ sinh bệnh và/hoặc sinh non từ phòng sinh về phòng sơ sinh, cần đặt trẻ trong lồng ấp kín đã được làm ấm.
- Nếu không có lồng ấp, cần quấn trẻ bằng chăn đã được làm ấm trước khi đưa trẻ qua hành lang gió lùa.
Lồng ấp làm giảm mất nhiệt do đối lưu vì tạo môi trường ấm trong không gian kín. Làm ấm sẵn lồng ấp đến một nhiệt độ môi trường thích hợp trước khi đặt trẻ sơ sinh vào.
Các biện pháp giúp giảm sự mất nhiệt do bay hơi:
- Nhanh chóng lau khô cho trẻ bằng chăn hoặc khăn đã làm ấm ngay sau sinh hoặc sau tắm và bỏ ngay khăn ướt. Đội mũ cho trẻ sau khi đã lau khô hoàn toàn đầu trẻ.
- Làn da mỏng và trong mờ của trẻ non tháng là hàng rào ngăn mất nhiệt không hiệu quả. Bọc hoặc quấn trẻ sinh non rất nhẹ cân (dưới 1500 gam) từ cổ đến chân bằng màng polyethylene(plastic) ngay sau sinh để làm giảm mất nhiệt do bay hơi và đối lưu. Theo dõi chặt nhiệt độ để ngăn ngừa tăng thân nhiệt và không để màng plastic che mặt của trẻ.
- Tăng nhiệt độ phòng để giảm chênh lệch nhiệt độ môi trường không khí.
- Luồng khí mạnh thổi qua trẻ sơ sinh sẽ làm tăng mất nhiệt do bay hơi, do vậy cần giảm thiểu hoặc loại bỏ nguồn khí này.
- Làm ấm và làm ẩm khí oxy càng sớm càng tốt.
- Nếu có thể, cẩn thận làm ấm các dung dịch tiếp xúc với da trẻ sơ sinh. Ví dụ, khi đặt catheter tĩnh mạch rốn, cần làm ấm dung dịch sát khuẩn trước khi bôi lên da (luôn giữ dung dịch vô khuẩn). Phải cẩn thận, không để dung dịch nóng quá mức có thể gây bỏng cho trẻ.
Các biện pháp giúp giảm sự mất nhiệt do bức xạ:
- Đặt trẻ nằm xa các cửa sổ hoặc tường lạnh.
- Sử dụng rèm giữ nhiệt che các cửa sổ.
- Che phủ lồng ấp để cách ly lồng ấp với tường lạnh hoặc cửa sổ.
- Sử dụng lồng ấp hai lớp để lớp phía trong ấm hơn được gần sát với trẻ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim rối loạn nhịp tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO)
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa kịp thời xử trí cho một trường hợp trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết.
VTV.vn - Bệnh nhân 57 tuổi, đi xe máy tự ngã, nhập viện trong tình trạng sưng nề, bầm tím mắt trái, vết thương phức tạp vùng môi trên...
VTV.vn - Bệnh nhân 28 tuổi, bị biến chứng nghiêm trọng do tự chữa trị bỏng không đúng cách bằng cao sim - một loại cao tự chế thường được sử dụng trong dân gian.
VTV.vn - Sau một ngày làm việc ở nghĩa trang trở về, ông N.T.T., (60 tuổi, Tuyên Quang - làm nghề quản trang) thấy trên ngực xuất hiện một nốt đỏ như một nốt mụn thông thường.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp nam thanh niên (24 tuổi, Hà Nội) bị gãy xương cánh tay phải do tham gia trò chơi vật tay với bạn.
VTV.vn - Trong 2 ngày liên tiếp, Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh tiếp nhận 2 trường hợp bị đèn sân khấu trong đám cưới chiếu vào và mắt mờ đột ngột.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TP Hồ Chí Minh tiếp nhận liên tiếp 2 trường hợp đột quỵ khi thức giấc trong cùng một buổi sáng.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận và cứu sống thành công một trường hợp bệnh nhân 76 tuổi, vỡ phình động mạch chủ bụng.
VTV.vn - Ovisure Gold – giải pháp dinh dưỡng lý tưởng cho người xương khớp: giảm đau nhức, cải thiện thoái hóa, cung cấp dưỡng chất nâng cao sức khỏe bền vững.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 2/2025.
VTV.vn - Chiều ngày 15/1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ, 67 tuổi, trong tình trạng hôn mê sâu.
VTV.vn - TS. BS Nguyễn Thu Hương là bác sĩ hàng đầu trong ngành nhãn khoa, và được mệnh danh là "Bàn tay vàng" trong lĩnh vực phẫu thuật khúc xạ, thể thủy tinh, dịch kính.
VTV.vn - Hội chứng bong vảy da do tụ cầu, trước đây là gọi là bệnh Ritter, một bệnh lý nhiễm trùng da cấp tính gây nên bởi độc tố của vi khuẩn tụ cầu vàng.
VTV.vn - Tìm đến thẩm mỹ để làm đẹp vòng 1 sau khi sinh con, bệnh nhân nữ 19 tuổi đã gặp phải biến chứng vì tiêm chất làm đầy.