Việc thanh tra, kiểm tra công tác mua sắm, đấu thầu trang thiết bị y tế chống dịch cần được xem xét trong bối cảnh thực tế; sớm thanh quyết toán kinh phí tham gia chống dịch cho nhân viên y tế… là những kiến nghị đưa ra tại buổi giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội TP. phố Hồ Chí Minh về "Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 và việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng", diễn ra ngày 30/12.
* Mua sắm trang thiết bị chống dịch phù hợp điều kiện thực tế
Báo cáo với Đoàn giám sát, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ năm 2020 đến tháng 10/2022, tổng nguồn lực huy động cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Sở là hơn 12.750 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí từ ngân sách thành phố hơn 11.588 tỷ đồng, gần 205 tỷ đồng từ nguồn huy động khác. Ngoài ra, các hiện vật sử dụng quy đổi tương đương số tiền hơn 956 tỷ đồng. Trong thời gian diễn ra dịch COVID-19, kinh phí Sở Y tế sử dụng để sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế là hơn 3.400 tỷ đồng.
Nhìn nhận về công tác mua sắm, chi kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn, lãnh đạo Sở Y tế cho rằng, do diễn biến của dịch phức tạp, khó lường, việc lập dự toán kinh phí cho phòng, chống dịch chưa sát thực tế. Việc mua sắm thuốc, vật tư, hóa chất, trang bị y tế trong thời gian dịch bệnh gặp nhiều khó khăn như: lấy báo giá của các nhà cung cấp gặp khó do giãn cách xã hội; nhiều mặt hàng, dịch vụ chỉ có 1-2 nhà cung cấp trên toàn quốc, không có đủ 3 báo giá theo quy định. Mặt khác, do thực hiện giãn cách xã hội, việc đi lại rất phức tạp. Việc tìm công ty thẩm định giá gặp khó khăn, các đơn vị thực hiện dịch vụ thẩm định giá không phản hồi hoặc từ chối, không nhận thực hiện dịch vụ...
Công tác nhập khẩu và các điều kiện thương mại gặp khó khăn do diễn biến của dịch bệnh, ảnh hưởng đến giá hàng hóa, tiến độ mua sắm dẫn đến việc khan hiếm hàng hóa trên thị trường. Có đơn vị tổ chức đấu thầu nhưng không có nhà thầu tham gia. Một số chủng loại trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch có tính đặc thù, không thông dụng, có những loại thiết bị đơn vị chưa sử dụng bao giờ nên rất khó khăn trong việc xây dựng cấu hình, thông số kỹ thuật do phải tham khảo từ chuyên gia tuyến trên, hãng sản xuất nên việc tìm hiểu được thông tin về thiết bị của nhiều nhà cung cấp khác nhau là rất khó.
Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết thêm, công tác mua sắm trang thiết bị y tế trong thời gian dịch COVID-19 hầu hết đều theo phương án chỉ định thầu rút gọn, căn cứ trên năng lực của nhà cung cấp. Việc mua sắm này theo đúng quy định và giá vào thời điểm đó là thấp nhất so với tất cả các thời điểm khác.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ mới đây, việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế chống dịch COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh có dấu hiệu sai phạm. Sở Y tế kiến nghị, việc thanh tra, kiểm tra công tác mua sắm, nhất là mua sắm phục vụ phòng, chống dịch cần xem xét bối cảnh thực tế trong giai đoạn dịch bệnh và trên tinh thần Nghị quyết 30/2021/QH15 của Quốc hội.
Chia sẻ với khó khăn của ngành Y tế hiện nay, bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh nhìn nhận, trong bối cảnh dịch COVID-19 cấp bách và cần thiết, việc mua sắm trang thiết bị, vật tư chống dịch gặp nhiều khó khăn, do đó cần xem xét các yếu tố khách quan. "Ai cố tình sai phạm sẽ phải xử lý theo quy định của pháp luật nhưng cần xem xét đến tình huống dịch bệnh cần quyết định nhanh, có những thứ không thể không mua, có những thứ không phải muốn mua là mua được. Sắp tới, Quốc hội sẽ họp để đánh giá Nghị quyết số 30/2021/QH15, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thu thập ý kiến để kiến nghị với Quốc hội về vấn đề này", bà Văn Thị Bạch Tuyết cho hay.
* Sớm thanh, quyết toán kinh phí chống dịch cho nhân viên y tế
Theo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, tính đến tháng 10/2022, Sở đã huy động hơn 43.700 người từ các đơn vị y tế công lập, y tế tư nhân và giảng viên, sinh viên trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố tham gia chống dịch. Trong năm 2021, khi tình hình dịch căng thẳng, 163 đơn vị thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Sở Y tế các tỉnh, thành phố và Trường Cao đẳng, Đại học các tỉnh, thành phố đến hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh, với hơn 27.500 người.
Mặc dù vậy, đến nay, một số lực lượng thực tế tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 nhưng chưa được quy định chế độ phụ cấp, bồi dưỡng. Cụ thể: Lực lượng đi tuần tra kiểm soát trên địa bàn thành phố trong thời gian thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về giãn cách xã hội; lực lượng tham gia công việc đảm bảo an sinh cho người dân; lực lượng đi kiểm tra giám sát công tác phòng dịch của các đơn vị, kiểm tra giám sát công tác kiểm soát phòng, chống dịch tại các chốt, tổ kiểm soát phòng dịch. Lực lượng tài chính, hậu cần, phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 (mua sắm, cấp phát, lắp đặt trang thiết bị tại các chốt, cấp phát vật tư y tế cho lực lượng trực chốt...).
Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, còn lượng lớn nhân viên y tế chưa nhận đủ kinh phí hỗ trợ chống dịch dù Sở đã nỗ lực hoàn thiện thủ tục. Đại biểu Nguyễn Tri Thức kiến nghị thành phố chi hỗ trợ cho nhân viên y tế trước Tết Nguyên đán để họ yên tâm công tác.
Liên quan đến vấn đề này, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh đề nghị, Sở Y tế, Sở Tài chính nhanh chóng thanh, quyết toán kinh phí chống dịch cho các đơn vị. Việc chi hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cần được hoàn tất sớm, đảm bảo hiệu quả chính sách nhân văn của Nhà nước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.