Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk, tính đến ngày 25/7, toàn tỉnh ghi nhận 507 trường hợp mắc tay chân miệng tại 15 huyện/thị xã/thành phố, 1 tường hợp tử vong, trong đó có 4 ổ dịch tay chân miệng. Cụ thể, ở huyện Ea Hleo 1 ổ dịch, Ea Kar 2 ổ dịch và thị xã Buôn Hồ 1 ổ dịch.
Tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, tính từ đầu năm tới nay, riêng Khoa Nhi Tổng hợp đã tiếp nhận và điều trị cho hơn 300 bệnh nhi mắc tay chân miệng, trong đó gần 300 bệnh nhi dương tính với virus EV71.
Theo TS.BS Trần Thị Thúy Minh, Trưởng Khoa Nhi Tổng hợp, từ tháng 1 đến tháng 6, số lượng bệnh nhi nhập viện điều trị tay chân miệng không khác gì so với các năm trước. Tuy nhiên, từ tháng 7, số lượng bệnh nhi nhập viện vì mắc tay chân miệng nặng và rất nặng tăng rất nhiều lần so với các năm. Hầu hết các bệnh nhi nhập viện mắc tay chân miệng ở độ 2B, độ 2B nhóm 1, độ 2B nhóm 2 và độ 3 trở lên trong tình trạng nặng, biến chứng về thần kinh, suy hô hấp, suy tuần hoàn…
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, bệnh thường gặp ở trẻ em (trên 90%). Đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước ở tay, chân, miệng, và thường tiến triển đến loét. Đa phần trẻ mắc bệnh có diễn biến nhẹ, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh cũng có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí dẫn đến tử vong. Do đó, điều quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng là theo dõi và phát hiện các dấu hiệu chuyển nặng của trẻ để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế điều trị, tránh biến chứng nặng.
TS.BS Trần Thị Thúy Minh cho biết: Trẻ mắc tay chân miệng có các dấu hiệu trở nặng khi có các biểu hiện như: Sốt cao liên tục không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt; mệt mỏi, không chơi, bỏ ăn, ngủ nhiều, lơ mơ…; trẻ giật mình nhiều (từ 2 lần trở lên trong 30 phút); trẻ vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc ở tay, chân; trẻ thở nhanh, thở bất thường như: ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè...; trẻ bị run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng…
Khi mắc tay chân miệng, các vết loét trong miệng sẽ khiến trẻ đau và không ăn uống được. Do đó, phụ huynh cũng cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Nên cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn đồ lỏng, để nguội, ăn ít một và chia thành nhiều buổi trong ngày. Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm rửa sạch sẽ, cho trẻ mặc thoáng mát, đồng thời không tự ý bôi các loại thuốc lên da, các nốt ban của trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Những việc làm trên có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng da hoặc làm che lấp đi các dấu hiệu chuyển nặng của trẻ, khiến các bác sĩ rất khó chẩn đoán hay theo dõi diễn tiến bệnh.
Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính và có khả năng gây thành dịch lớn. Hiện nay bệnh vẫn chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu. Trong khi đó, thời điểm hiện nay bệnh tay chân miệng đang gia tăng nhanh, vì thế, các bậc phụ huynh cần chú trọng hơn nữa trong việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho trẻ. Cụ thể cần thực hiện tốt "3 sạch" gồm:
- Bàn tay sạch: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
- Ăn uống sạch: thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
- Ở sạch: thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Ngoài ra, không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim rối loạn nhịp tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO)
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa kịp thời xử trí cho một trường hợp trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết.
VTV.vn - Bệnh nhân 57 tuổi, đi xe máy tự ngã, nhập viện trong tình trạng sưng nề, bầm tím mắt trái, vết thương phức tạp vùng môi trên...
VTV.vn - Bệnh nhân 28 tuổi, bị biến chứng nghiêm trọng do tự chữa trị bỏng không đúng cách bằng cao sim - một loại cao tự chế thường được sử dụng trong dân gian.
VTV.vn - Sau một ngày làm việc ở nghĩa trang trở về, ông N.T.T., (60 tuổi, Tuyên Quang - làm nghề quản trang) thấy trên ngực xuất hiện một nốt đỏ như một nốt mụn thông thường.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp nam thanh niên (24 tuổi, Hà Nội) bị gãy xương cánh tay phải do tham gia trò chơi vật tay với bạn.
VTV.vn - Trong 2 ngày liên tiếp, Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh tiếp nhận 2 trường hợp bị đèn sân khấu trong đám cưới chiếu vào và mắt mờ đột ngột.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TP Hồ Chí Minh tiếp nhận liên tiếp 2 trường hợp đột quỵ khi thức giấc trong cùng một buổi sáng.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận và cứu sống thành công một trường hợp bệnh nhân 76 tuổi, vỡ phình động mạch chủ bụng.
VTV.vn - Ovisure Gold – giải pháp dinh dưỡng lý tưởng cho người xương khớp: giảm đau nhức, cải thiện thoái hóa, cung cấp dưỡng chất nâng cao sức khỏe bền vững.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 2/2025.
VTV.vn - Chiều ngày 15/1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ, 67 tuổi, trong tình trạng hôn mê sâu.
VTV.vn - TS. BS Nguyễn Thu Hương là bác sĩ hàng đầu trong ngành nhãn khoa, và được mệnh danh là "Bàn tay vàng" trong lĩnh vực phẫu thuật khúc xạ, thể thủy tinh, dịch kính.
VTV.vn - Hội chứng bong vảy da do tụ cầu, trước đây là gọi là bệnh Ritter, một bệnh lý nhiễm trùng da cấp tính gây nên bởi độc tố của vi khuẩn tụ cầu vàng.
VTV.vn - Tìm đến thẩm mỹ để làm đẹp vòng 1 sau khi sinh con, bệnh nhân nữ 19 tuổi đã gặp phải biến chứng vì tiêm chất làm đầy.