
Đánh giá tình trạng khi nhập viện, kết hợp với các xét nghiệm và thăm dò, các bác sĩ chẩn đoán trẻ mắc sởi, tổn thương phổi nặng với hội chứng suy hô hấp cấp tính tiến triển (acute respiratory distress syndrome - ARDS), đáp ứng viêm toàn thân quá mức trong tình trạng cơn bão cytokine (cytokine storm), cùng các tạng gan, thận và hệ thống tuần hoàn đều có biểu hiện suy sụp.
Một loạt các biện pháp cấp cứu và hồi sức tích cực như lọc máu, áp dụng tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO) ngay lập tức được các bác sĩ triển khai để cứu bệnh nhi. Tuy nhiên do tình trạng quá nặng, trẻ đã không qua khỏi.
Điều đáng chú ý là qua khai thác tiền sử, các bác sĩ nhận thấy mặc dù đã 4 tuổi, nhưng trẻ mới chỉ được tiêm một liều vaccine viêm gan ngay sau sinh và một mũi vaccine BCG trong vài tuần sau đó. Tất cả các vaccine cần thiết để chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có vaccine sởi, trẻ đều không được tiêm. Hỏi thêm về tiền sử tiêm chủng của các trẻ khác trong gia đình (trẻ là con thứ 3), đều có tình trạng tương tự. Điều này khiến các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhi là nạn nhân của tình trạng do dự hoặc chống đối vaccine.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), do dự vaccine là tình trạng chần chừ hoặc từ chối tiêm vaccine mặc dù vaccine đã có sẵn. Đây là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe toàn cầu.
Nguyên nhân phổ biến của do dự vaccine có thể kể đến gồm:
Một bộ phận trong cộng đồng thiếu thông tin hoặc hiểu sai về vaccine như lo lắng về an toàn, tác dụng phụ, hay chưa bị thuyết phục về hiệu quả của vaccine.
Tâm lý chủ quan cho rằng bệnh truyền nhiễm hiện nay đã hiếm gặp hoặc không nguy hiểm.
Ảnh hưởng tiêu cực của truyền thông và mạng xã hội, từ những thông tin giả, thông tin sai lệch.
Bên cạnh đó, do dự vaccine có thể do những ảnh hưởng từ tôn giáo, văn hóa, niềm tin cá nhân (như quan điểm để mọi thứ diễn ra theo tự nhiên); hoặc từ một vấn đề cá nhân, riêng biệt nào đó làm họ mất niềm tin vào hệ thống y tế.
Do dự vaccine có thể dẫn đến những hậu quả như thế nào?
Bản thân cá thể không được tiếp nhận vaccine mà đáng ra cần phải có sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao và nếu nhiễm bệnh sẽ có diễn biến nặng nề, điều trị khó khăn, thậm chí nguy hiểm tính mạng, nhất là khi gặp tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
Đối với cộng đồng, do dự vaccine làm giảm tỷ lệ bao phủ vaccine, tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh (ví dụ: sởi, ho gà, COVID-19…). Do dự vaccine là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây quá tải cho hệ thống y tế khi dịch bệnh quay lại.
Chống đối vaccine (anti-vaccine)
Trong cộng đồng có những nhóm người hoàn toàn bác bỏ vaccine và tích cực tuyên truyền chống vaccine, thường dựa trên những thông tin sai lệch.
Đặc điểm và hành động của nhóm này là phủ nhận hoàn toàn hiệu quả của vaccine; lan truyền thuyết âm mưu (như vaccine gây tự kỷ, vô sinh, giảm dân số…), đặc biệt là tận dụng mạng xã hội để gây ảnh hưởng xấu trong cộng đồng.
Chống đối vaccine là một tình trạng cực đoan hơn cả do dự vaccine và có tác động rất tiêu cực. Chính vấn đề này làm "lây lan" gia tăng sự do dự tiêm chủng trong cộng đồng. Chống đối vaccine là nguyên nhân gián tiếp gây ra các đợt bùng phát dịch bệnh.
Thực trạng của do dự và chống đối vaccine hiện nay ra sao?
Tình trạng do dự vaccine và chống đối vaccine đang là mối quan tâm toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ tiêm chủng và sức khỏe cộng đồng.
Trên thế giới, theo báo cáo của UNICEF, trong hơn ba năm đại dịch COVID-19, có 67 triệu trẻ em trên toàn cầu bị bỏ lỡ một hoặc nhiều liều vaccine do gián đoạn dịch vụ tiêm chủng, hệ thống y tế quá tải và thông tin sai lệch.
Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ miễn trừ vaccine đã tăng từ 1% năm 2006 lên 2% trong năm 2016-2017 và tiếp tục tăng lên 2,6% trong năm 2021-2022. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine cao hơn ở những trẻ có cha mẹ từ chối một hoặc nhiều loại vaccine vì lý do phi y tế.
Tại Việt Nam, hiện chưa có nhiều điều tra và nghiên cứu về tình trạng do dự hoặc chống đối vaccine. Một nghiên cứu tại huyện Bình Lục, Hà Nam cho thấy tỷ lệ do dự tiêm vaccine phòng COVID-19 là 25,1%. Nguyên nhân chính bao gồm lo ngại về tác dụng phụ, thiếu thông tin và tin tưởng vào miễn dịch tự nhiên. Và có một thực tế là làn sóng "anti vaccine" xuất hiện trên mạng xã hội, với các nhóm kêu gọi không tiêm chủng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của cộng đồng.
Các giải pháp ứng phó với do dự và chống đối vaccine
Do dự vaccine có thể được khắc phục bằng giáo dục và tư vấn, trong khi nhóm chống đối vaccine thường khó thay đổi hơn. Việc nâng cao nhận thức về lợi ích của vaccine là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Giáo dục cộng đồng bằng thông tin khoa học, dễ hiểu. Cung cấp thông tin chính xác, minh bạch về lợi ích và an toàn của vaccine.
Truyền thông minh bạch để xây dựng niềm tin. Tổ chức các chương trình giáo dục, cộng đồng để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiêm chủng.
Tăng cường sự tham gia của nhân viên y tế, vì cán bộ y tế là người có ảnh hưởng lớn đến quyết định tiêm chủng của bệnh nhân.
Kiểm soát tin sai lệch trên mạng xã hội thông qua hợp tác với các nền tảng mạng xã hội để ngăn chặn sự lan truyền của thông tin không chính xác về vaccine.
Việc đối phó với tình trạng do dự và chống đối vaccine đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan y tế, truyền thông và cộng đồng để đảm bảo sức khỏe cho toàn dân. Cần xem xét đưa vấn đề do dự và chống đối vaccine như một vấn đề sao nhãng với sức khỏe và quyền lợi của trẻ em.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Khoa Ngoại Tiêu hóa, BVĐK Hồng Ngọc liên tục tiếp nhận nhiều ca cấp cứu mất máu nghiêm trọng do bệnh trĩ, căn bệnh vốn được coi là lành tính, không đe dọa tính mạng.
VTV.vn - Theo TS. BS. Phan Bích Nga (Trưởng Khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em - Viện dinh dưỡng Quốc gia), tình trạng thấp còi ở trẻ chủ yếu là do thiếu kiến thức về dinh dưỡng.
VTV.vn - Phụ nữ hiện đại luôn dành nhiều sự quan tâm cho vấn đề sức khỏe sắc đẹp, tuổi tác. Một giải pháp chống lão hóa, duy trì sức khỏe và sắc đẹp đó chính là bổ sung NMN.
VTV.vn - Bệnh nhân nam, 74 tuổi, trú tại Hà Nội, nhập viện trong tình trạng hôn mê, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.
VTV.vn - Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh, song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
VTV.vn - Thời đại công nghệ bùng nổ, những chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng và màn hình trò chơi điện tử đã trở thành "người bạn thân" của hàng triệu trẻ em.
VTV.vn - Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận 4 ổ dịch chó dại tại 3 xã của huyện Long Thành và 1 xã của huyện Cẩm Mỹ.
VTV.vn - Người phụ nữ 50 tuổi, vào Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP Hồ Chí Minh) trong tình trạng đau đầu nặng, sụp mí mắt và suy giảm thị lực mắt phải, song thị.
VTV.vn - Sởi là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm và rất dễ lây lan, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm phòng.
VTV.vn - Gần một tuần nay, Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn (Phú Thọ) có đến 25% trẻ nhập viện do các bệnh đường hô hấp - xét nghiệm dương tính với virus hợp bào hô hấp.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 12 tuổi, mắc dị tật tịt cửa mũi sau một bên - một bệnh lý hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1/8.000 trẻ.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm của Trường THCS Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn mới nhất về chẩn đoán và điều trị bệnh sởi, cập nhật nhiều nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống và điều trị căn bệnh này.
VTV.vn - Sáng 29/3, đoàn công tác của Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng.
VTV.vn - Ngày 29/3, Bộ Y tế có công văn hỏa tốc về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.