
Mới đây, ngày 8/9, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận bệnh nhi Y.C.M. (nam, 4 tuổi, trú tại xã Krông Jing, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk) nhập viện cấp cứu với chẩn đoán ngưng tuần hoàn hô hấp chưa rõ nguyên nhân/ theo dõi bệnh tay chân miệng độ IV. Mặc dù các bác sĩ đã tích cực thực hiện các biện pháp cấp cứu cho trẻ nhưng bệnh nhi đã tử vong cùng ngày với chẩn đoán ngưng tuần hoàn hô hấp chưa rõ nguyên nhân/ theo dõi bệnh tay chân miệng độ IV.
Trước đó, theo người nhà bệnh nhi, bệnh nhi xuất hiện triệu chứng sốt, kèm theo ho, khó thở, mọc mụn nước đỏ ở lòng bàn tay, ban chân và miệng, ở nhà có dùng thuốc không rõ loại nhưng không đỡ. Đến trưa ngày 8/9, bệnh nhi sốt cao, khó thở nhiều, người nhà đưa trẻ đi khám và nhập viện tại Trung tâm Y tế huyện M’Đrắk với chẩn đoán theo dõi bệnh tay chân miệng độ 2a biến chứng viêm phổi nặng và được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Theo đánh giá của TS.BS Trần Thị Thúy Minh - Trưởng khoa Nhi Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, hiện tại số lượng bệnh nhi nhập viện điều trị bệnh tay chân miệng gia tăng nhiều, hầu hết các trẻ đều mắc tay chân miệng type Enterovirus 71 (EV71). Đây là type virus có độc tính rất mạnh và có nhiều khả năng làm tổn thương tổ chức thần kinh trung ương gây nên các biến chứng nặng có thể dẫn tới tử vong ở trẻ. Do đó, khi phát hiện trẻ mắc tay chân miệng, phụ huynh không nên chủ quan tự theo dõi tại nhà mà cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.
Lưu ý, khi trẻ xuất hiện các triệu chứng của bệnh thì cần phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế. Cụ thể, trẻ thường xuyên quấy khóc, ngủ giật mình, sốt cao trên 38,5 độ kéo dài hơn 48 giờ, không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có biểu hiện giật mình là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Vì thế, cha mẹ nhớ chú ý để phát hiện triệu chứng này ở trẻ, ngay cả khi trẻ đang chơi và quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không. Bệnh tay chân miệng gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não - viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Trong trường hợp không gặp biến chứng, hầu như các trẻ có thể hồi phục hoàn toàn từ 3 - 5 ngày sau giai đoạn toàn phát.
Hiện nay các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang gia tăng nhanh, nhất là thời điểm trong mùa tựu trường nên các gia đình tuyệt đối không được lơ là chủ quan. Vào năm học mới, trẻ chơi đùa, tiếp xúc với nhau nhiều hơn, tạo điều kiện cho dịch bệnh tay chân miệng lây lan, nguy cơ dịch bùng phát rất cao.
Bác sĩ Lê Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo, để bảo vệ trẻ trước dịch tay chân miệng trong mùa tựu trường, phụ huynh và nhà trường cần đảm bảo thực hiện "nguyên tắc 3 sạch". Theo đó, trẻ cần được ăn uống sạch, ở sạch (trẻ được rửa tay, vệ sinh sạch sẽ, môi trường sống sạch sẽ), chơi sạch (đồ chơi của trẻ cần được vệ sinh thường xuyên). Yếu tố vệ sinh rất quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh tay chân miệng cũng như nhiều bệnh lây nhiễm khác. Đồng thời, gia đình, nhà trường nên thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn môi trường sinh hoạt, học tập và đồ chơi cho trẻ. Đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế uy tín khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Khi trẻ mắc bệnh cần cho trẻ nghỉ ở nhà để tránh tiếp xúc lây lan sang các bạn khác.
Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các ca bệnh thường gia tăng vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12, trùng với thời điểm học sinh tựu trường. Vì vậy, người dân cần chủ động các biện pháp phòng tránh lây nhiễm bệnh để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi cắt bỏ thận phụ/niệu quản cho một bệnh nhân 24 tuổi.
VTV.vn - Bộ Y tế đã chủ động huy động các nguồn lực để đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời vaccine phòng bệnh sởi cho các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước.
VTV.vn - Chỉ 4 tháng đầu năm 2025, toàn quốc ghi nhận hơn 40.000 ca nghi mắc sởi. Là đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm, mẹ bầu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.
VTV.vn - Trong nhiều năm trở lại đây, bệnh dại trên cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng có những diễn biến phức tạp khi số người bị chó cắn và tử vong do bệnh dại tăng.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 51 tuổi, vào viện trong tình trạng vết thương lột toàn bộ da đầu từ mi mắt da sau gáy do tóc vướng vào dây curoa máy cuốn giấy.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa tiếp nhận và điều trị thành công 02 trường hợp mắc Lupus ban đỏ hệ thống - là một bệnh tự miễn mạn tính.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa cấp cứu thành công bé trai 6 tuổi bị mắc cùng một lúc nhiều dị vật đường thở.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận nam bệnh nhân 57 tuổi (Hải Dương) đến khám vì đau bụng.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố từ ngày 28/3 đến 4/4.
VTV.vn - Cho con sang nhà hàng xóm chơi, cháu bé 17 tháng tuổi tò mò với tay vào ấm siêu tốc trên bàn làm tất cả nước đang sôi trong ấm đổ từ trên đầu xuống chân bé.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nam (22 tuổi, Bắc Ninh) nguy kịch do nhiễm não mô cầu.
VTV.vn - Người phụ nữ 50 tuổi, đi khám vì xuất hiện tình trạng mắt phải giảm thị lực đột ngột, không đau nhức, không có tiền sử chấn thương.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn hô hấp do nhồi máu cơ tim.
VTV.vn - Chỉ trong ngày 2/4, Khoa Ngoại Nhi - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã tiếp nhận 2 trường hợp trẻ bị vật nuôi tấn công với nhiều thương tích nghiêm trọng.
VTV.vn - Chỉ trong 3 ngày kể từ lúc có dấu hiệu tê mặt trái, bệnh nhân nam 27 tuổi, bất ngờ bị méo miệng và mắt nhắm không kín.