ThS.BS Trương Thành An, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp cho biết: Đau vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo các hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu. Bệnh thường xuất hiện vào buổi sáng và có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp, thần kinh và mạch máu vùng vai gáy.
Nguyên nhân gây ra đau vai gáy có rất nhiều, thường gặp nhất là thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, co cứng cơ… tuy nhiên, có thể gặp ở bệnh thiểu năng vành hay u phổi. Đau vai gáy có thể xuất hiện vào sáng sớm hay sau khi lao động nặng, tăng lên khi vận động, ho, hắt hơi, giảm khi nghỉ ngơi tùy vào nguyên nhân.
Theo bác sĩ Thành An, các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đau cổ vai gáy gồm: Những người làm công việc văn phòng, lái xe, lao động nặng thường mắc phải bệnh này; Những đối tượng bị tác động từ bên ngoài, các tác động bệnh lý bên trong cơ thể như những người bị thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, lao, ung thư vùng cổ cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra đau mỏi vai gáy triền miên cho người bệnh; Những người bị dị tật bẩm sinh vùng cổ, gáy, do thay đổi thời tiết.
Ở những người bệnh đau vai gáy, được phân thành 2 cấp độ:
Bệnh đau vai gáy cấp tính: Căn bệnh này thường do các nguyên nhân cơ học gây ra. Đây là một trong những lý do gây bệnh thường gặp nhất. Nhóm nguyên nhân cơ học bao gồm: ngồi một chỗ quá lâu, thói quen gối đầu cao khi ngủ, nằm nghiêng, ngồi làm việc trước quạt, điều hòa lâu ngày…
Những yếu tố này có thể làm giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, khí huyết không được lưu thông, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ, dẫn đến đau mỏi vai gáy hoặc viêm vai gáy do các chấn thương đột ngột gây ra các cơn co cơ bất chợt.
Bệnh đau vai gáy mạn tính: Bệnh xảy ra có tính chất thường xuyên, các vùng vai gáy gần như lúc nào cũng mỏi. Nguyên nhân chính gây bệnh là do thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, làm hẹp lỗ tiếp hợp, chèn ép các rễ, dây thần kinh cột sống cổ, dẫn đến đau mỏi các vùng vai gáy, cổ, lan xuống bả vai, cánh tay…
Bên cạnh đó, bệnh đau vai gáy mạn tính còn do nguyên nhân tuổi tác. Từ trung niên, do quá trình lão hóa, hệ mạch máu bị giảm đàn hồi, dẫn đến việc lưu thông máu và oxi trong cơ thể bị suy giảm, thiếu máu ở các cơ, gây ra các cơn đau cơ, đau mỏi phần vai gáy kéo dài.
Ngoài ra, bệnh còn có thể bị trầm trọng hơn khi thời tiết trở lạnh. Nguyên nhân là do khi nhiệt độ giảm, cơ thể yếu có thể bị nhiễm lạnh đột ngột, khí huyết ứ trệ, lượng oxi cung cấp cho máu bị giảm sút. Điều này gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến đau nhức. Đây chính là lý do tại sao khi thời tiết thay đổi, những người mắc các bệnh về cơ xương khớp thường bị đau, khó chịu.
Bệnh đau cổ vai gáy nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, ăn uống và giấc ngủ của người bệnh.
Bác sĩ Thành An cho hay: Trong y học cổ truyền, đau vai gáy thuộc phạm vi chứng tý có bệnh danh là lạc chẩm, đầu hạng nếu có tê bì co thêm bệnh danh ma mộc… Nguyên nhân do phong hàn thấp, do khí trệ huyết ứ sau vận động sai tư thế hoặc do thấp nhiệt.
Y học cổ truyền cũng chia 3 thể theo nguyên nhân và điều trị dùng các phương pháp như điện châm, thuỷ châm, cứu ngải, giác hơi, xoa bóp bấm huyệt, thuốc dùng ngoài/ thuốc uống theo từng thể.
Đau vai gáy do lạnh
Pháp điều trị: Khu phong tán hàn, ôn thông kinh lạc.
Thuốc có thể dùng bài Ma hoàng quế chi thang gia giảm.
Ma hoàng Phòng phong Cam thảo.
Quế chi Bạch chỉ Sinh khương Đại táo.
Nếu co cứng cơ nhiều gia cát căn.
Nếu thể mạn tính có can thận hư dùng bài quyên tý thang gia giảm:
Khương hoat độc hoạt Đương quy Cam thảo.
Quế chi Tần giao Xuyên khung Mộc hương.
Tang chi hải phong đằng Nhũ hương.
Châm cứu: Ôn điện châm: A thị, Phong trì, thiên trụ, phong môn, kiên tỉnh, ngoại quan, lạc chẩm cùng bên..
Có thể cứu ngải các huyệt trên.
Xoa bóp bấm huyệt: Dùng các thủ thuật xát, day, lăn, bóp, bấm, vận động.
Đặc biệt có thể bấm huyệt Lạc chẩm và kết hợp vận động cổ gáy cũng thu được hiệu quả tốt.
Thuỷ châm vitamin B1,B6,B12 vào các huyệt bên vai gáy bị đau.
Đau vai gáy do khí trệ huyết ứ
Pháp: Hoạt huyết tiêu ứ, thư cân hoạt lạc.
Thuốc có thể dùng đại hoạt lạc đan gia giảm.
Hoặc dùng ngải cứu sao rượu chườm vào chỗ đau.
Dùng cồn/rượu thuốc xoa bóp tại chỗ.
Các phương pháp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt như thể đau vai gáy do lạnh.
Đau vai gáy do thấp nhiệt ( viêm nhiễm)
Pháp: Khu phong, thanh nhiệt giải độc, hành khí hoạt huyết.
Đối với thể này không nên xoa bóp bấm huyệt. Châm cứu dùng theo phương huyệt: A thị, đại chuỳ, phong môn, hợp cốc, tam lý, huyết hải. Châm tả.
Thuốc có thể dùng bài Quế chi thược dược tri mẫu thang gia vị.
Quan trọng là bệnh có thể tái phát nên có cách phòng tránh và luyện tập thường xuyên nâng cao hiệu quả điều trị cũng như tránh tái phát.
Để phòng tránh đau vai gáy, bác sĩ An lưu ý: Người dân cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp, lựa chọn các bài tập vừa sức, phù hợp với sức khỏe của bản thân. Có chế độ làm việc hợp lý, nên vận động và nghỉ giải lao khi ngồi lâu.
Có tư thế đúng khi ngồi đọc sách, học bài, đánh máy, cổ luôn thẳng, không cúi gập cổ quá lâu. Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, cần ăn đủ chất, bổ sung một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như: như canxi, kali, các vitamin nhóm B, C, E,...
Ngoài ra, để phòng tránh đau vai gáy thì bạn nên chú ý cả tư thế ngủ cũng như cách ngủ của mình. Khi ngủ chúng ta thường có 3 tư thế:
Nằm ngửa: thông thường nhất. Khi đó cột sống chịu ít áp lực và chèn ép nhất. Tuy nhiên một số người có thói quen nằm gối cao đã làm gấp cổ làm mất đường cong sinh lý, chèn ép và gây căng, đau vùng cổ gáy. Hoặc nằm đệm quá mềm hay quá cứng mà cột sống bị cong võng xuống hay trồi lên gây hậu quả tương tự.
Nằm nghiêng: Tư thế này chúng ta cũng thường thay đổi hoặc bên phải, hoặc bên trái xen kẽ với nằm ngửa. Tư thế này cũng dễ gây cho chúng ta lệch vẹo cột sống không chỉ vùng cổ mà cả vùng lưng nữa Do đó, để phòng tránh chúng ta nên nằm đệm có độ cứng vừa phải, dùng gối có chiều cao tương đương khoảng cách từ đầu vai đến cổ và nên có 1 gối ôm để tránh tỳ đè.
Nằm sấp: Tư thế xấu nhất khi ngủ tuy nhiên đôi khi chúng ta lại nằm theo tư thế này. Nếu có, bạn hãy từ bỏ thói quen này và chuyển sang hai tư thế ngủ ở trên.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Chó không chỉ giúp tinh thần của bạn phấn chấn hơn mà còn có khả năng phát hiện khi nào bạn bị ốm.
VTV.vn - Sau một ngày làm việc ở nghĩa trang trở về, ông N.T.T., (60 tuổi, Tuyên Quang - làm nghề quản trang) thấy trên ngực xuất hiện một nốt đỏ như một nốt mụn thông thường.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp nam thanh niên (24 tuổi, Hà Nội) bị gãy xương cánh tay phải do tham gia trò chơi vật tay với bạn.
VTV.vn - Trong 2 ngày liên tiếp, Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh tiếp nhận 2 trường hợp bị đèn sân khấu trong đám cưới chiếu vào và mắt mờ đột ngột.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TP Hồ Chí Minh tiếp nhận liên tiếp 2 trường hợp đột quỵ khi thức giấc trong cùng một buổi sáng.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận và cứu sống thành công một trường hợp bệnh nhân 76 tuổi, vỡ phình động mạch chủ bụng.
VTV.vn - Ovisure Gold – giải pháp dinh dưỡng lý tưởng cho người xương khớp: giảm đau nhức, cải thiện thoái hóa, cung cấp dưỡng chất nâng cao sức khỏe bền vững.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 2/2025.
VTV.vn - Chiều ngày 15/1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ, 67 tuổi, trong tình trạng hôn mê sâu.
VTV.vn - TS. BS Nguyễn Thu Hương là bác sĩ hàng đầu trong ngành nhãn khoa, và được mệnh danh là "Bàn tay vàng" trong lĩnh vực phẫu thuật khúc xạ, thể thủy tinh, dịch kính.
VTV.vn - Hội chứng bong vảy da do tụ cầu, trước đây là gọi là bệnh Ritter, một bệnh lý nhiễm trùng da cấp tính gây nên bởi độc tố của vi khuẩn tụ cầu vàng.
VTV.vn - Tìm đến thẩm mỹ để làm đẹp vòng 1 sau khi sinh con, bệnh nhân nữ 19 tuổi đã gặp phải biến chứng vì tiêm chất làm đầy.
VTV.vn - Bệnh viện Bạch Mai vừa lập cột mốc mới trong y học Việt Nam khi điều trị thành công ca gãy cột sống cổ phức tạp bằng phương pháp phẫu thuật nội soi.
VTV.vn - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, từ ngày 3/1 đến ngày 10/1, toàn thành phố ghi nhận 120 ca mắc sởi tại 22 quận, huyện, thị xã.
VTV.vn - Các bác sĩ Viện Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận và điều trị cho nữ người bệnh 46 tuổi, nhập viện trong tình trạng ăn uống kém, khó ngủ…