Chẩn đoán khối u lành tính có đáng lo ngại?

Linh Chi, icon
01:59 ngày 01/11/2018

VTV.vn - Khi nhắc tới khối u thì nhiều người sợ hãi và bi quan vì nghĩ rằng khối u là cảnh báo của căn bệnh ung thư. Tuy nhiên, chẩn đoán khối u vẫn có loại thứ 2 là u lành tính.

Hình minh họa (Ảnh: steemit)

Theo các bác sĩ Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, các khối u lành tính xuất hiện không biểu thị cho một căn bệnh ung thư nào như các khối u ác tính. Không giống như các khối u ung thư, chúng cũng không lây lan (di căn) tới các bộ phận khác của cơ thể.

Các khối u lành tính có thể hình thành bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Nếu bạn phát hiện ra một khối u bạn có thể cảm nhận từ bên ngoài, chẳng hạn, khi phụ nữ tìm thấy cục u ở vú trong quá trình tự kiểm tra có thể họ nghĩ đó là ung thư. Tuy nhiên, hầu hết tăng trường vú là lành tính. U lành tính rất phổ biến, có 9 trong 10 trường hợp cho thấy những thay đổi các mô vú lành tính. Và trên thực tế, rất nhiều tăng trưởng khắp cơ thể là lành tính.

Nguyên nhân của khối u lành tính

Trong khi các nguyên nhân cơ bản cho sự phát triển của khối u có thể khác nhau, quá trình mà chúng phát triển là như nhau.

Thông thường để có sự cân bằng giữa tế bào tăng trưởng và phân chia, các tế bào cũ sẽ tự động lão hóa và chết đi, thay vào đó là những tế bào mới khỏe mạnh. Tuy nhiên, có một số trường hợp các tế bào lão hóa không chết và ở lại, khi đến một mức độ tăng trưởng nhất định gọi là khối u.

Các triệu chứng của khối u lành tính

Không phải tất cả các khối u, ung thư hoặc lành tính đều có triệu chứng lâm sàng.

Tùy thuộc vào vị trí của khối u, nhiều triệu chứng có thể ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan quan trọng hoặc các giác quan. Ví dụ, nếu bạn có một khối u não lành tính, bạn có thể có triệu chứng nhức đầu, khó nhìn, giảm khả năng ghi nhớ…

Nếu khối u gần với da hoặc trong một mô mềm, chẳng hạn như vùng bụng, bạn có thể cảm nhận bằng xúc giác.

Tùy thuộc vào vị trí, các triệu chứng có thể gặp khi có khối u lành tính bao gồm:

- Ớn lạnh.

- Khó chịu.

- Mệt mỏi.

- Sốt.

- Mất cảm giác ngon miệng.

- Đổ mồ hôi đêm.

- Giảm cân đột ngột.

Điều trị các khối u lành tính

Nhìn chung, khối u lành tính không nguy hiểm, ngoại trừ việc nó có thể gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe khi lan rộng sẽ chèn ép các mô bình thường lân cận. Do đó, không phải tất cả các khối u lành tính đều cần phải điều trị. Nếu khối u nhỏ và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào trong trường hợp này việc điều trị có thể là rủi ro hơn là để nguyên khối u.

Nếu điều trị, phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào vị trí của khối u lành tính. Khối u có thể được gỡ bỏ vì lý do thẩm mỹ. Các khôi u khác có thể ảnh hưởng đến các cơ quan, các dây thần kinh hoặc các mạch máu thường được loại bỏ bằng phẫu thuật để ngăn chặn nhiều vấn đề phát sinh.

Phẫu thuật khối u thường được thực hiện bằng cách sử dụng kỹ thuật nội soi, có nghĩa là các công cụ chứa trong các thiết bị dạng ống. Kỹ thuật này đòi hỏi phải phẫu thuật vết rạch nhỏ hơn và đòi hỏi ít thời gian chữa bệnh hơn.

Nếu khối u không thể tiếp cận được một cách an toàn bằng phẫu thuật, xạ trị có thể được sử dụng để làm giảm kích thước khối u hoặc ngăn không cho nó phát triển lớn hơn.

Nếu khối u lành tính không có bất cứ biến chứng nào bạn không nhất thiết phải lấy nó ra, bạn có thể đến kiểm tra định kỳ hoặc quét hình ảnh để đảm bảo khối u không phát triển lớn hơn.

Để biết khối u là lành tính hay ác tính, chúng ta cần đến các bệnh viện ung bướu để kiểm tra.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục