Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk, tính đến ngày 12/12, trên địa bàn tỉnh ghi nhận hơn 800 trường hợp mắc sởi, tập trung nhiều nhất tại TP Buôn Ma Thuột với gần 400 trường hợp, huyện Lắk gần 90 trường hợp, Krông Pắc hơn 70 trường hợp…
Tại Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã tiếp nhận và điều trị cho hơn 700 trường hợp bệnh nhi mắc sởi, hiện khoa vẫn đang điều trị cho hơn 70 bệnh nhi mắc sởi. Trong đó, rất nhiều trường hợp bệnh nhi nhập viện điều trị với các biến chứng nặng của bệnh sởi như tiêu chảy, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc…
Theo bác sĩ Trần Thị Thúy Minh – Trưởng Khoa Nhi tổng hợp, hầu hết các trường hợp trẻ mắc sởi đều chưa được tiêm phòng vaccine trong đó có nhiều trẻ mắc sởi rất nặng, nhất là ở những trẻ mắc các bệnh lý nền về tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch, nhiều trẻ phải thở oxy nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Cũng theo bác sĩ Trần Thị Thúy Minh, sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... Trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao, nhất là khả năng bị những biến chứng nặng nề của bệnh như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi, nặng sẽ bị viêm màng não.
"Phát ban sởi khác với các phát ban khác, đó là khi sốt phát ban thông thường, hồng ban có dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể của trẻ và sau khi bay thường không để lại dấu tích gì trên da trẻ. Đối với sởi, các ban đỏ xuất hiện từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 của bệnh. Lúc đầu, ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, lan dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là "vằn da hổ". Thực tế có không ít phụ huynh dễ nhầm sốt phát ban và sởi. Do đó, phụ huynh cần lưu ý phân biệt giữa sốt phát ban và bệnh sởi sẽ giúp ích rất nhiều trong việc theo dõi, chăm sóc trẻ mắc sởi", bác sĩ Minh khuyến cáo.
Khi trẻ mắc sởi, phụ huynh cần lưu ý chăm sóc trẻ đúng cách. Cụ thể, khi trẻ mắc bệnh, nên cho trẻ cách ly, tránh nơi đông người. Để trẻ nằm trong không gian thoáng khí, đủ ánh sáng, cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ. Đặc biệt chú ý vệ sinh răng miệng, thân thể cho trẻ, giữ ấm khi trời lạnh. Cần tắm rửa sạch sẽ cho trẻ để phòng nguy cơ nhiễm trùng, tránh tập tục kiêng nước, kiêng gió. Nhỏ mũi, mắt cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch nhỏ mắt mũi 3-4 lần/ngày, cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu, tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng, các thức ăn giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A.
Đồng thời cho trẻ uống đủ nước, ORS hoặc nước hoa quả. Khi trẻ tiêu chảy, cho trẻ bú nhiều hơn, chú ý bù đủ nước và điện giải, chườm ấm khi trẻ sốt nhẹ, uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao. Đặc biệt, phụ huynh cần lưu ý chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ và cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu bệnh nặng để được khám và điều trị kịp thời.
Một số dấu hiệu nặng của bệnh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế như trẻ mệt, li bì hoặc kích thích, bú kém, bỏ bú, trẻ co giật, rối loạn ý thức, nôn tất cả mọi thứ, trẻ sốt cao liên tục, trẻ khó thở, thở rít, thở rút lõm lồng ngực…
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Đa số các phụ huynh sẽ lo sợ khi con có biểu hiện dị ứng sau uống sữa. Hãy cùng đồng hành với chúng tôi để giải quyết vấn đề của con bạn.
VTV.vn - Dung dịch vệ sinh tai mũi họng chứa bào tử lợi khuẩn LiveSpo NAVAX được kiểm chứng lâm sàng an toàn cho mọi lứa tuổi, hạn chế lượng dùng kháng sinh điều trị bệnh hô hấp.
VTV.vn - Cố gắng lấy xương cá bị hóc, người đàn ông 69 tuổi (Kinh Môn, Hải Dương) phải nhập viện với chẩn đoán phù nề hạ họng, thanh quản.
VTV.vn - Đốt than hoa sưởi ấm trong nhà vào ban đêm và đóng cửa đi ngủ, cả gia đình 4 người ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh phải nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Quyết định thay 2 khớp gối không cắt gân cơ tại Bệnh viện Hồng Ngọc đã giúp vợ chồng ông Quảng vượt qua nỗi đau do bệnh thoái hóa khớp, tìm lại được đôi chân khỏe mạnh.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân nữ trẻ tuổi bị viêm não tự miễn, nguyên nhân từ khối u buồng trứng.
VTV.vn - Trời lạnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là người già, trẻ em và những người mắc các bệnh mạn tính. Trong đó, đột quỵ não, đột quỵ tim là căn bệnh đáng ngại nhất.
VTV.vn - Ngày 27/11/2024, hội thảo "Rối loạn hệ vi sinh đường ruột: Tiếp cận và tư vấn" trong khuôn khổ PharmAcademy 2024 đã diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bé trai 14 tuổi (Bình Thuận) được đưa vào viện sau 3 ngày sốt cao liên tục, nôn ra máu tươi.
VTV.vn - Phình mạch máu não là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới vỡ túi phình, chảy máu não, đe doạ tính mạng người bệnh.
VTV.vn - Bệnh nhi 13 tháng tuổi (Hà Nội), vào Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng chảy nhiều máu vùng miệng do ngã úp mặt từ xe đẩy xuống đất.
VTV.vn - Vào mùa Đông, khi trời chuyển lạnh và kết hợp với sự khô hanh sẽ là tác nhân làm bùng phát hoặc nặng thêm tình trạng mày đay.
VTV.vn - Một nghiên cứu mới phát hiện rằng ăn một lượng nhỏ sôcôla đen mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vừa thực hiện thành công ca mổ cắt bỏ đồng thời khối u thượng thận và lá lách to cho nam bệnh nhân trẻ bị thiếu máu huyết tán.