Theo số liệu giám sát ngộ độc và yếu tố dịch tễ, hàng năm, vào thời điểm mùa xuân và đầu mùa hè, đặc biệt là tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên thường xảy ra các vụ ngộ độc do người dân sử dụng các thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, hoa quả rừng, cây rừng...), trong đó đã có những trường hợp tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề cho những người bị ngộ độc dù đã được cứu chữa kịp thời.
Gần đây nhất là trường hợp một gia đình ở Mai Châu, Hòa Bình bị ngộ độc sau khi ăn nấm rừng khiến 6 người phải nhập viện cấp cứu, trong đó có 1 trường hợp tử vong.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Căn cứ các đặc điểm ngộ độc, đây điển hình là vụ ngộ độc nấm loại chứa độc tố amatoxin, ở Việt Nam có thể gặp các loài như nấm độc tán trắng (Amanita verna), nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa). Trong số các loài nấm độc thì loài nấm độc này có hình thức rất trông lành tính, trắng đẹp rất dễ nhầm với nấm không độc, nhưng lại là các loài nấm độc nhất thế giới.
Độc tố chính của các loài nấm này là amatoxin, đây là chất cực độc, gây độc trực tiếp với vật liệu di truyền của tế bào, ngăn cản tổng hợp protein cấu trúc nên tế bào do đó các tế bào của cơ thể không thể phân chia, nhân lên để tạo thành tế bào mới thay thế cho các tế bào già cỗi, do không có tế bào mới thay thế nên cơ quan đó sẽ bị tổn thương, giảm và ngừng hoạt động. Các cơ quan có tốc độ thay mới tế bào nhanh hơn sẽ bị tổn thương nhiều hơn. Với độc tố này, đích phổ biến sẽ là niêm mạc dạ dày, ruột, gan, thận.
Về nguyên tắc, tất cả các cơ quan của cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng nếu lượng độc tố quá lớn. Độc tố thường gây chết người do viêm gan nhiễm độc phá hủy tế bào gan, suy gan cấp, dẫn đến hôn mê gan, trường hợp nặng có thể tổn thương tất cả các cơ quan.
Các biểu hiện xuất hiện muộn sau khi ăn từ 6 - 40 giờ (thường là 12 - 18 giờ) theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 với biểu hiện dạ dày ruột: Bệnh nhân buồn nôn, nôn nhiều, tiêu chảy liên tục như tả, kéo dài 1-2 ngày, gây mất nước và rối loạn điện giải, trụy mạch, tiểu ít hoặc vô niệu. Sau đó, ngộ độc chuyển sang giai đoạn 2 các biểu hiện âm thầm, biểu hiện tiêu hóa hết hoặc giảm hẳn, bệnh nhân và thầy thuốc dễ hiểu nhầm là bệnh đã khỏi (có thể chủ quan xin ra viện) nhưng sau khi trải qua thêm 1-2 ngày ở giai đoạn này sẽ chuyển sang giai đoạn 3 với biểu hiện tổn thương và suy các tạng: vàng mắt, vàng da, chán ăn, đầy bụng, mệt mỏi, dần dần người bệnh sẽ mê sảng rồi hôn mê sâu (hôn mê gan do suy gan), xuất huyết nhiều nơi (dưới da, niêm mạc, tiểu ra máu...), suy đa tạng và cuối cùng là tử vong.
Một vấn đề nguy hiểm nữa là do biểu hiện ngộ độc luôn xuất hiện rất muộn, quá 6 giờ sau khi ăn, tức là khi nấm độc đã qua dạ dày xuống sâu tận ruột non và độc tố đang được hấp thu. Khi đó, dù bệnh nhân có nôn, bác sĩ có rửa dạ dày thì cũng không có tác dụng.
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, cấp cứu và điều trị ngộ độc nấm rất tốn kém nhưng tỷ lệ tử vong rất cao (trên 50%), có những gia đình đã tử vong cả nhà sau khi ăn phải nấm độc. Ngay cả các chuyên gia cũng khó phân biệt nấm lành hay nấm độc nếu chỉ dựa vào hình dạng, màu sắc nên bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không hái nấm hoang dại để ăn.
Để tránh rủi ro, người dân chỉ nên ăn những loại nấm được nuôi trồng. Hoàn toàn không nên và không thể dựa vào hình thái, màu sắc cây nấm để phân biệt nấm lành hay nấm độc. Càng không nên ăn thử để khám phá. Trường hợp chẳng may ăn phải nấm nghi độc cần đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.