Bạn phải nheo mắt, đeo kính đọc sách hoặc nhờ ai đó đọc cho bạn khi cần đọc chữ in trên nhãn thực phẩm hoặc tin nhắn WhatsApp?
Nếu bạn ở độ tuổi 40, có lẽ bạn đã mắc bệnh lão thị. Nhưng cũng có thể có những lúc mắt bạn nhìn thấy mọi thứ một cách bình thường. Ví dụ: thị lực của bạn có thể bị mờ bởi các điểm lốm đốm như những "đám trôi" hoặc những đường nét nguệch ngoạc. Hoặc có lúc, mọi thứ bạn nhìn thấy dường như có tông màu vàng, như thể mắt bạn đeo kính áp tròng màu nâu đỏ. Thỉnh thoảng bạn thấy mọi thứ chói lóa bảy sắc cầu vồng?
Bệnh lão thị có thể chưa xảy ra với bạn nhưng những vấn đề liên quan đến mắt này có thể bắt đầu ở độ tuổi 40 và có thể dẫn đến các bệnh nhãn khoa khác như viêm võng mạc, đục thủy tinh thể hoặc tăng nhãn áp - những tình trạng bệnh thường chỉ xuất hiện ở cha mẹ hoặc ông bà bạn.
Ví dụ, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp thường xuất hiện ở những bệnh nhân ở độ tuổi 50 nhưng khi có bệnh tiểu đường và cận thị nặng, những vấn đề về mắt đó có thể xuất hiện sớm hơn.
Các nhà khoa học Singapore đã nhận thấy ngày càng nhiều người trẻ mắc các bệnh nhãn khoa. Ví dụ, 80% đến 90% người trưởng thành Singapore được dự đoán sẽ bị cận thị vào năm 2050, 15% đến 25% những người này có thể bị cận thị nặng - Bộ Y tế cho biết.
Hơn nữa, một triệu người Singapore dự kiến sẽ phát triển bệnh tiểu đường vào năm 2050, từ 440.000 người vào năm 2014 - theo thống kê của HealthHub.
Vì vậy, càng tìm hiểu sớm về một số vấn đề về mắt phổ biến này, bạn càng có tránh sớm hoặc ngăn chặn sự khởi phát của chúng.
Presbyopia - Lão thị (viễn thị)
Lão thị khiến bạn không thể đọc chữ từ khoảng cách gần. Ảnh AFP
Nguyên nhân: Mắt của bạn có thể tập trung vào các vật thể ở gần và xa nhờ sự trợ giúp của các cơ mi nhỏ gắn liền với thấu kính tự nhiên của mắt bạn. Các cơ này co lại khi bạn sử dụng thiết bị điện thoại và thư giãn.
Nhưng khi bạn già đi, các cơ thể mi sẽ yếu đi. Phó giáo sư, Tiến sĩ Mohamad Rosman, người đứng đầu và là cố vấn cấp cao của Khoa Phẫu thuật Khúc xạ thuộc Trung tâm Mắt Quốc gia Singapore (SNEC) cho biết: "Lão hóa cũng ảnh hưởng đến thấu kính của đôi mắt, khiến chúng trở nên cứng và khó định hình lại".
Tiến sĩ Marcus Tan, chuyên gia tư vấn Khoa Nhãn khoa của Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore, cho biết thêm: Lão thị thường bắt đầu từ tuổi 40 và các triệu chứng xuất hiện từ từ. "Hơn một nửa số người ở độ tuổi 40 sẽ mắc một số dạng lão thị, nhưng không phải tất cả đều có triệu chứng".
Bác sĩ Yap Zhu Li, chuyên gia tư vấn của Khoa Mắt của Phòng khám Mắt SNEC tại Bệnh viện Đa khoa Changi, nhận định: "Mắc một số bệnh như tiểu đường, đa xơ cứng hoặc nguy cơ tim mạch có thể làm tăng nguy cơ lão thị sớm".
Cũng theo Tiến sĩ Yap, nếu bạn đang dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc kháng histamine, bạn cũng có thể dễ bị lão thị sớm hơn.
Dấu hiệu là gì?: Mắt bạn không thể tập trung vào những thứ gần bạn, chẳng hạn như đọc tin nhắn văn bản trên điện thoại. Bạn thấy mình phải giữ tài liệu xa hơn để đọc rõ ràng hơn. Ngoài ra, mắt của bạn cảm thấy căng thẳng bất thường khi đọc sách hoặc làm những công việc phải nhìn gần.
Bạn có thể làm gì?: Bạn không thể làm gì để ngăn ngừa lão thị. Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ quy tắc 20-20-20: Cứ sau 20 phút nhìn vào màn hình, hãy nhìn vào một vật cách 20 feet (tương đương 6m) trong 20 giây.
Tiến sĩ Tan cho biết: "Hãy đảm bảo ánh sáng tốt và thoải mái trong khi đọc để tránh mỏi mắt". Mọi người cũng nên giữ một lối sống lành mạnh và năng động để ngăn ngừa bất kỳ bệnh mãn tính nào như tiểu đường.
Cataracts - Đục thủy tinh thể
Người bị đục thủy tinh thể cần phải mổ để điều trị. Ảnh Mayo Clinic
Nguyên nhân: Thay vì trong suốt, các thấu kính tự nhiên trong mắt của bạn chuyển sang màu đục sau nhiều tháng hoặc nhiều năm. Tiến sĩ Yap cho biết: "Phần lớn các ca đục thủy tinh thể liên quan đến tuổi tác, vì vậy hầu hết mọi người bắt đầu phát triển chúng từ tuổi 50 trở đi. "Thật không may, tất cả mọi người sẽ phát triển đục thủy tinh thể khi họ già đi, tương tự như tóc bạc hoặc nếp nhăn".
Giống như lão thị, một số điều kiện nhất định có thể tạo ra bệnh đục thủy tinh thể sớm. Chúng bao gồm cận thị nặng, tiểu đường, sử dụng steroid mãn tính (chẳng hạn như thuốc hít steroid cho bệnh hen suyễn hoặc kem steroid cho bệnh chàm), chấn thương mắt và hút thuốc lá - bác sĩ Yap cho biết.
Các dấu hiệu: Bạn có thể bị đục thủy tinh thể nếu bạn nhận thấy thị lực bị mờ, chói hoặc nhạy cảm với ánh sáng, khó nhìn hoặc nhìn thấy quầng sáng xung quanh đèn vào ban đêm, hoặc màu sắc mờ đi hoặc ngả vàng.
Những gì bạn có thể làm: Kính râm không chỉ để trông đẹp. Trên thực tế, chúng rất quan trọng ở Singapore đầy nắng, Tiến sĩ Tan nói. "Tia cực tím hoặc tia UV từ mặt trời có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể sớm hơn. Điều này đặc biệt đúng đối với những bệnh nhân tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong nhiều giờ trong các hoạt động như chơi gôn hoặc chèo thuyền" - ông nói.
Tiến sĩ Yap cho biết: Tốt hơn hết, bạn nên bắt đầu đeo những loại kính râm khi ra trời nắng vì không có thuốc nào để "chữa khỏi" hoặc làm chậm quá trình hình thành đục thủy tinh thể.
Glaucoma - Cườm nước (Thiên đầu thống hay bệnh tăng nhãn áp)
Người mắc bệnh tăng nhãn áp sẽ thường xuyên bị đỏ mắt. Ảnh Mayo Clinic
Nguyên nhân: Tình trạng phổ biến về mắt này xảy ra khi dây thần kinh thị giác, kết nối mắt với não, bị tổn thương. Tổn thương thường là do tích tụ chất lỏng bên trong nhãn cầu, làm tăng áp lực bên trong mắt. Bà nói: "Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, nó có thể dẫn đến mù lòa không thể hồi phục".
Khoảng 3% người trên 50 tuổi ở Singapore bị bệnh tăng nhãn áp và con số này tăng lên 10% sau tuổi 70.
Bệnh tăng nhãn áp có thể xuất hiện sớm hơn nếu bạn bị tiểu đường, cận thị nặng, tiền sử gia đình có người mắc chứng bệnh này, sử dụng steroid mãn tính hoặc chấn thương mắt.
Điều đáng nói là những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở cũng có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cao gấp 10 lần - theo Quỹ Nghiên cứu bệnh tăng nhãn áp Singapore. Trang web của quỹ này lưu ý rằng nó có thể là do giảm nồng độ oxy trong máu, xảy ra khi bạn ngừng thở. "Nồng độ oxy thường xuyên trong máu thấp có thể góp phần làm suy thoái dây thần kinh thị giác, có khả năng dẫn đến bệnh tăng nhãn áp".
Các dấu hiệu là gì?: Trong giai đoạn đầu, bệnh tăng nhãn áp không có triệu chứng và do đó, nó thường được gọi là kẻ trộm thị giác, bác sĩ Tan cho biết. "Trong giai đoạn sau, tình trạng mất thị lực ngoại vi xảy ra và trong thời gian bệnh tăng nhãn áp tiến triển, bạn có thể hay va chạm vào đồ vật hoặc giảm thị lực."
hầu hết các triệu chứng xuất hiện là ở giai đoạn rất muộn của bệnh khi bệnh nhân cảm nhận thấy mờ mắt hoặc nhìn thấy các vòng tròn bảy sắc cầu vồng xung quanh các nguồn sáng. Bệnh tăng nhãn áp cấp tính cũng có thể phát triển đột ngột và gây ra hiện tượng mắt đỏ, rất đau và mờ đi kèm với đau đầu, buồn nôn và nôn.
Những gì bạn có thể làm?: Nếu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào ở trên, bác sĩ Yap khuyên bạn nên đi kiểm tra sớm với bác sĩ nhãn khoa để giúp phát hiện sớm, điều trị và ngăn ngừa mất thị lực có thể xảy ra. Và nếu bạn chơi thể thao, hãy đeo kính bảo vệ mắt. Một nguyên nhân gây chấn thương mắt thường xuyên đáng ngạc nhiên là bị đá cầu lông đập vào mắt.
Retinal Detachment - Bong võng mạc
Bảo vệ mắt khỏi va đập có thể giảm nguy cơ bong võng mạc. Ảnh Mayo Clinic
Nguyên nhân: "Khi bạn già đi, chất gel bên trong mắt được gọi là thủy tinh thể sẽ co lại. Nó có thể từ từ kéo ra khỏi lớp thần kinh bên trong ở phía sau của mắt được gọi là võng mạc" - bác sĩ Yap mô tả về bong dịch kính sau hay còn gọi là PVD.
"Các vấn đề về thị giác do PVD thường cải thiện trong vài tuần và trên thực tế, hầu hết mọi người không có triệu chứng, vì vậy họ thậm chí có thể không nhận ra rằng bệnh này đã xảy ra với họ".
Theo bác sĩ Tan, tình trạng này thường xảy ra ở mắt của người sau tuổi 40 hoặc 50. Hơn một nửa số người lớn trên 50 tuổi sẽ bị thoái hóa thủy tinh thể. Nhưng điều này thường vô hại.
Dấu hiệu là gì?: Đôi khi bạn có thể nhìn thấy những đốm đen, giun nguệch ngoạc, lông bay hoặc mạng nhện. Nhưng nếu bạn đột nhiên nhìn thấy nhiều hạt nổi này hơn hoặc thậm chí là những tia sáng lóe lên, thì đó có thể là sự thoái hóa thủy tinh thể do PVD gây ra - bác sĩ Yap cho biết.
Bạn có thể làm gì?: "Chấn thương trực tiếp vào mắt do chơi thể thao hoặc tai nạn có thể gây rách hoặc bong võng mạc" - bác sĩ Tan nói. "Vì vậy, hãy đeo kính bảo vệ thích hợp khi chơi các trò chơi dùng vợt tốc độ cao như cầu lông hoặc tennis".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim rối loạn nhịp tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO)
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa kịp thời xử trí cho một trường hợp trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết.
VTV.vn - Bệnh nhân 57 tuổi, đi xe máy tự ngã, nhập viện trong tình trạng sưng nề, bầm tím mắt trái, vết thương phức tạp vùng môi trên...
VTV.vn - Bệnh nhân 28 tuổi, bị biến chứng nghiêm trọng do tự chữa trị bỏng không đúng cách bằng cao sim - một loại cao tự chế thường được sử dụng trong dân gian.
VTV.vn - Sau một ngày làm việc ở nghĩa trang trở về, ông N.T.T., (60 tuổi, Tuyên Quang - làm nghề quản trang) thấy trên ngực xuất hiện một nốt đỏ như một nốt mụn thông thường.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp nam thanh niên (24 tuổi, Hà Nội) bị gãy xương cánh tay phải do tham gia trò chơi vật tay với bạn.
VTV.vn - Trong 2 ngày liên tiếp, Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh tiếp nhận 2 trường hợp bị đèn sân khấu trong đám cưới chiếu vào và mắt mờ đột ngột.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TP Hồ Chí Minh tiếp nhận liên tiếp 2 trường hợp đột quỵ khi thức giấc trong cùng một buổi sáng.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận và cứu sống thành công một trường hợp bệnh nhân 76 tuổi, vỡ phình động mạch chủ bụng.
VTV.vn - Ovisure Gold – giải pháp dinh dưỡng lý tưởng cho người xương khớp: giảm đau nhức, cải thiện thoái hóa, cung cấp dưỡng chất nâng cao sức khỏe bền vững.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 2/2025.
VTV.vn - Chiều ngày 15/1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ, 67 tuổi, trong tình trạng hôn mê sâu.
VTV.vn - TS. BS Nguyễn Thu Hương là bác sĩ hàng đầu trong ngành nhãn khoa, và được mệnh danh là "Bàn tay vàng" trong lĩnh vực phẫu thuật khúc xạ, thể thủy tinh, dịch kính.
VTV.vn - Hội chứng bong vảy da do tụ cầu, trước đây là gọi là bệnh Ritter, một bệnh lý nhiễm trùng da cấp tính gây nên bởi độc tố của vi khuẩn tụ cầu vàng.
VTV.vn - Tìm đến thẩm mỹ để làm đẹp vòng 1 sau khi sinh con, bệnh nhân nữ 19 tuổi đã gặp phải biến chứng vì tiêm chất làm đầy.